QUYỀN CHỌN MUA ĐƯỢC PHÒNG NGỪA 1 – Khái quát chung:

Một phần của tài liệu ứng dụng quyền chọn (Trang 31 - 36)

1 – Khái quát chung:

Phổ biến của những nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp là bán một quyền chọn mua được phòng ngừa. Cụ thể, mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua ứng với số cổ phiếu đang sở hữu. Mặc dù chiến lược này không phải là phi rủi ro nhưng nó đã làm giảm rủi ro của việc chỉ sở hữu cổ phiếu.

Đối với quyền chọn mua không được phòng ngừa, trong đó nhà đầu tư bán một quyền chọn mua đối với cổ phiếu mà người đó không sở hữu, thì rủi ro là không có giới hạn. Tuy nhiên, nếu người kinh doanh quyền chọn sở hữu cổ phiếu, sẽ không còn rủi ro phải mua nó trên thị trường với một mức giá có thể khá cao.

2 – Xác định lợi nhuận:

Lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa:

π = ΝS(ST – S0) + NC[Max(0,ST – X) – C] Với ΝS > 0; Nc < 0 và NS = – Nc

Xét trường hợp của một cổ phiếu và một quyền chọn: ΝS = 1; Nc = 1

Phương trình lợi nhuận:

π = ST – S0 – Max(0,ST – X) + C

Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM: khoản lỗ của cổ phiếu sẽ được giảm đi nhờ chi phí quyền chọn. Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao giá ITM; nó sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyền giao. Cụ thể:

π = ST – S0 + C nếu ST ≤ X

Khi đó lợi nhuận tăng theo mỗi đô la mà giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá mua cổ phiếu ban đầu trong trường hợp quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM.

Nhóm SV: TC III – K33 32

Trong trường hợp quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao giá ITM, lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.

Đối với quyền chọn mua tháng 6 có giá thực hiện $125 được bán với giá $13,50. Lợi nhuận tối đa diễn ra khi giá cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện, π = X – S0 + C và bằng 100(125 – 125,9375 + 13,50) = 1.256,25. Khoản lỗ tối đa diễn ra khi giá cổ phiểu đáo hạn là 0. Khi đó lợi nhuận là π = – S0 + C và bằng 100(–125.9375 + 13,50) = – 11.243,75.

Khi đạt được mức lợi nhuận tối đa trong ví dụ này là 1.256.25 thì tỷ suất sinh lợi đạt hơn 11% ( so với giá trị ban đầu của vị thế bằng giá cổ phiếu $125.9375 trừ phí quyền chọn $13,50). Và tỷ suất sinh lợi này diễn ra trong một tháng. Bất cứ mức sinh lời nào trên mức giá $125 bị mất đi nhưng một tỷ suất sinh lợi tối đa 11%/1 tháng thường được xem là rất tốt, đặc biệt với mức rủi ro của vị thế thấp hơi rủi ro của vị thế chỉ sở hữu cổ phiếu.

Nhóm SV: TC III – K33 33

Giá cổ phiếu hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0 và xảy ra khi quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM.

Khi đó π = S*

T – S0 + C = 0

Giá hòa vốn: S*T = S0 – C

Điểm hòa vốn ở ví dụ này là 125,9375 – 13,50 = 112,4375.

Với bất kỳ mức giá cổ phiếu nào cao hơn $112,4375, chiến lược quyền chọn mua này sẽ mang lại lợi nhuận. Hay quyền chọn mua được phòng ngừa sẽ có lợi nhuận giảm dần cho đến khi mức giá cổ phiếu nào khi đáo hạn giảm cho đến mức $112,4375. Vì vậy, quyền chọn mua được phòng ngừa sẽ có lợi nhuận giảm dần cho đến khi mức giá cổ phiếu giảm gần 11%. Sở hữu cổ phiếu mà không có sự bảo vệ của quyền chọn mua sẽ chỉ mang lại lợi nhuận khi giá cổ phiếu ở trên mức $125,9375 – mức giá cổ phiếu ở hiện tại.

Nhóm SV: TC III – K33 34

Lựa chọn giá thực hiện

Người bán quyền chọn mua được phòng ngừa có thể lựa chọn các quyền chọn có giá thực hiện khác nhau.

Vì quyền chọn mua có giá thực hiện cao nhất là 130, có phí quyền chọn – được dùng để bù đắp khi cổ phiếu giảm giá – là thấp nhất nên nó cung cấp khoản tiền ít nhất để bảo vệ người bán quyền chọn mua được phòng ngừa. Tuy nhiên, nó cũng có tiềm năng thu lợi lớn nhất, vì giá thực hiện cao cho phép người bán nhận được một khoản tiền lớn hơn cho cổ phiếu nếu quyền chọn được thực hiện.

Trong ví dụ này, quyền chọn mua có giá thực hiện $130, có lợi nhuận cao nhất là 100(120 – 125,9375 + 11,375) = 1.543,75. Với giá hòa vốn là 125,9375 – 11,375 = 114,5625. Mức lợi nhuận thấp nhất, ứng với khi giá cổ phiếu đáo hạn là 0, là 100(– 125,9375 + 11,375) = – 11.456,25.

Ngược lại với quyền chọn có giá thực hiện thấp nhất $120, cung cấp mức bảo vệ cao nhất, mức bù đắp khi giá giảm cũng cao hơn. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng và quyền chọn mua được thực hiện, người bán sẽ nhận được một mức giá thấp hơn cho cổ phiếu. Mức lợi nhuận tối đa là 100(120 – 125,9375 + 15,375) = 943,75. Giá cổ phiếu hòa vốn

Nhóm SV: TC III – K33 35

125,9375 – 15,375 = 110,5625. Mức lợi nhuận thấp nhất, xảy ra khi giá cổ phiếu đáo hạn là 0 là 100(– 125,9375 + 15,375) = – 11.056,25.

Bán một quyền chọn mua được phòng ngừa với mức giá thực hiện thấp nhất là lựa chọn mang tính bảo thủ nhất, vì mức lỗ khi cổ phiếu giảm giá là thấp nhất, tuy nhiên mức tăng khi cổ phiếu tăng giá cũng thấp hơn. Bán một quyền chọn mua có phòng ngừa với mức giá thực hiện cao nhất là chiến lược mạo hiểm hơn.

Lựa chọn thời gian sở hữu.

Với thời gian sở hữu ngắn nhất, T1, tương ứng với việc đóng vị thế vào ngày 4/6 có lợi nhuận thấp nhất với mức giá cổ phiếu cho trước. Điều này xảy ra vì người bán đóng vị thế bằng cách mua lại quyền chọn mua. Nếu quyền chọn vẫn còn thời hạn, người bán phải mua lại một số giá trị thời gian. Nếu một thời gian sở hữu dài hơn được sử dụng, giá trị thời gian còn lại, giá trị mà phải được mua lại, sẽ thấp hơn. Nếu quyền chọn được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, sẽ không còn giá trị thời gian phải mua lại.

Bán quyền chọn mua được phòng ngừa là một chiến lược rất quan trọng của các nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp. Vì đây là một chiến lược rủi ro thấp hơn nhiều so với chỉ mua quyền chọn hoặc cổ phiếu. Người ta tin rằng bán quyền chọn mua được

Nhóm SV: TC III – K33 36

phòng ngừa là một cách để kiếm thêm lợi nhuận phụ trội từ cổ phiếu . Tuy nhiên bán quyền chọn mua đặt người sở hữu cổ phiếu trước khả năng phải bán cổ phiếu vào thời điểm không thuận lợi hoặc không phù hợp.

Giả sử người bán quyền chọn mua phòng ngừa không muốn bán cổ phiếu do việc thực hiện quyền chọn. Một cách để tối thiểu hóa khả năng thực hiện là bán một quyền chọn mua ở một mức giá thực hiện cao để làm cho quyền chọn chìm sâu vào tình trạng kiệt giá DOTM. Điều này làm giảm khả năng quyền chọn kết thúc ở trạng thái giá cao ITM. Giả sử nếu giá tăng có vẻ như quyền chọn mua kiệt giá OTM sẽ trở thành cao giá ITM và vì vậy làm tăng khả năng thực hiện quyền chọn . Khi đó người bán có thể mua lại quyền chọn mua và bán quyền chọn mua mới vi giá thực hiện cao hơn, gọi là chiến lược xoay vòng lên ( rolling up). Với hành vi này, người bán quyền chọn mua được phòng ngừa đã thiết lập một vị thế mà giá thực hiện luôn đi trước giá cổ phiếu. Điểm bất lơi của chiến lược này là phí quyền chọn thấp và ít bảo vệ khi giá giảm. Đồng thời chi phí giao dich của các giao dịch xoay vòng thường xuyên cũng sẽ cao hơn. Các nhân tố này có thể được dùng để so sánh sự bất lợi của việc thực hiện quyền chọn và mức độ sẵn sàng từ bỏ quyền của chọn của nhà đầu tư.

Rất nhiều nhà đầu tư tổ chức cũng sử dụng chiến lược bán quyền chọn mua được phòng ngừa. Nhưng bán quyền chọn mua được phòng ngừa –hay bất kì chiến lược nào khác- không thể là cánh cổng dẫn đến sự giàu sang hay có giới hạn. Thật ra thường có khả năng giảm tỷ suất sinh lợi danh mục vì nó làm giảm rủi ro. Vì vậy, nó nên được xem là chiến lược làm giảm rủi ro hơn là nâng cao lợi nhuận.

Một phần của tài liệu ứng dụng quyền chọn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)