0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tình huống giao tiếp trong khi thực tập sư phạm Tình huống 1:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN (Trang 64 -70 )

- Kết thúc thuyết trình

4) Về khả năng giao tiếp

3.2.2. Tình huống giao tiếp trong khi thực tập sư phạm Tình huống 1:

Tình huống 1:

Bạn có tật nói ngọng giữa “L” và “N” vì vậy trong lúc giảng bài, mỗi khi có sự nhầm lẫn này, học sinh lại bấm nhau cười đủ để bạn biết. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Nói với học sinh rằng “Cô biết các em cười vì tật nói ngọng của cô. Cô sẽ cố gắng sửa và mong các em hãy giúp cô sửa cái tật xấu này”.

Trong một buổi dự giờ, bạn phát hiện thấy bạn của mình giảng có một số chỗ sai sót về kiến thức. Trước tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Giải thích tại sao bạn chọn cách đó?

Gợi ý trả lời:

Sau giờ giảng, khéo léo góp ý trực tiếp với người bạn đó.

Tình huống 3:

Trong khi giảng bài, bạn phát hiện thấy mình có chỗ giảng chưa chính xác về kiến thức. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Khéo léo trở lại chỗ giảng chưa chính xác, nêu vấn đề cho học sinh phát hiện và chủ động cùng học sinh chữa cho chính xác.

Tình huống 4:

Vì là sinh viên thực tập nên bạn được học sinh lớp chủ nhiệm quý mến. Trong một lần trò chuyện, các em khen bạn giảng hay hơn cô giáo chủ nhiệm và nói xấu về cô với bạn. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trước hết cần cảm ơn học sinh vì những tình cảm mà các em đã giành cho bạn. Sau đó cần giải thích cho các em hiểu: Mỗi thày cô có cách dạy học riêng, không nên khen người này mà thành chê người khác và nói với học sinh rằng cô giáo chủ nhiệm là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các em cứ học rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị trong cách dạy của cô.

Tình huống 5:

Một số học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm, đề nghị được gọi bạn là chị cho thân mật. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cảm ơn vì tình cảm học sinh đã giành cho bạn. Sau đó giải thích cho học sinh hiểu rằng: Mặc dù có thể tuổi đời của bạn chỉ bằng tuổi anh chị của các em, nhưng trong

môi trường nhà trường phải thực hiện đúng cách ứng xử giữa học sinh và giáo viên. Ở một môi trường khác, ngoài nhà trường, các em có thể xưng hô thân mật như vậy.

Tình huống 6:

Vì là sinh viên thực tập nên một số học sinh trong lớp hoặc trong trường tỏ ra vô lễ với bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Cần nghiêm khắc nhắc nhở ngay đối với những học sinh đó. Nếu như vẫn còn tái diễn, bạn có thể nhờ đến giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu nhà trường.

Tình huống 7:

Trong giờ học, bạn đang say sưa giảng bài mới thì có một học sinh mất trật tự. Trong tình huống trên, bạn sẽ xử lý như thế nào? Giải thích vì sao chọn cách đó?

Gợi ý trả lời:

Vừa giảng, vừa tiến gần đến học sinh mất trật tự (báo hiệu là giáo viên đã biết) và dùng cử chỉ phi ngôn ngữ để nhắc nhở.

Tình huống 8:

Trong buổi coi thi học phần, bạn phát hiện một học sinh quay cóp bài, khi bị bắt và lập biên bản, em học sinh đó nói: “Xin thầy (cô) thông cảm và tha cho em, vì trước đây thầy (cô) cũng là học sinh. Ở tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Trước hết giải thích cho học sinh đó hiểu em đã vi phạm quy chế thi nên việc bị kỷ luật là không thể khác được (mọi thí sinh đều phải tuân theo). Sau đó, nói cho học sinh đó, ngày trước là học sinh thầy (cô) cũng phải tuân theo các quy định đó như tất cả các học sinh khác. Sau đó lập biên bản theo đúng quy chế.

Tình huống 9:

Khi bước vào lớp, bạn thấy mấy dòng chữ ai đó viết trên bảng nói xấu một thầy (cô). Thầy (cô) đó vốn bạn cũng không ưa thích. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Gọi trực nhật (hoặc tự mình) xóa bảng và dặn dò cả lớp từ nay không được viết bậy, nói xấu bất cứ ai.

Tình huống 10:

Khi bạn bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên rất ngay ngắn chào cô. Nhưng khi nhìn xuống cuối lớp bạn phát hiện ra có một học sinh vẫn ngồi. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát. Nếu học sinh đó nhận được “tín hiệu” của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không có chuyện gì. Nhưng trong trường hợp ánh mắt của bạn không nhận được sự phản hồi thì bạn cũng nên cho lớp ngồi xuống. Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên chào bạn. Bạn có thể bắt đầu “hỏi thăm” rất nhẹ nhàng: “Em có thể cho cô biết hôm nay em có gặp khó khăn gì mà không thể đứng lên chào cô lúc đầu giờ không?”. Nếu trường hợp em bị đau chân hay một lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm. Nhưng nếu chỉ vì sự “chống đối”, vì lý do không thích, thì bạn nên tỏ thái độ nghiêm khắc. Bạn phải nói rõ cho em hiểu đây không phải là vấn đề thích hay không thích mà là thái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh. Em đã là một học sinh trong lớp thì phải có nghĩa vụ tuân thủ những nội quy đó.

Tình huống 11:

Do có việc đột xuất nên bạn đã đến lớp muộn 10 phút. Khi vừa bước vào cửa lớp, bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời, bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo

léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để mất qúa nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công.

Tình huống 12:

Là một giáo viên thực tập, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Không phản ứng gì vội mà chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó phàn nàn về vấn đề gì. Khi biết được thông tin, bạn có thể xem lại cách dạy của mình cho phù hợp. Buổi lên lớp sau bạn gợi ý vấn đề bằng cách hỏi các em về cách dạy của mình và “vô tình” mời một trong hai em hôm qua lên phát biểu. Sau đó bạn hứa sẽ tiếp thu và nhắc nhở các em nên nói chuyện một cách trực tiếp, thẳng thắn với giáo viên, không nên biến nó thành những câu nói chuyện phiếm sau lưng các thầy cô.

Tình huống 13:

Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Nếu em học sinh đó thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc.

Tình huống 14:

Do áp lực kỳ thi học kỳ và kỳ thi vào đại học nên khi đến giờ của “môn phụ” như môn Kỹ thuật Công nghiệp của bạn, học sinh lại lén lôi đề toán, lý, hoá ra để giải. Một

hôm, bạn bắt gặp và nhắc nhở nhưng các em vẫn lén cúi xuống bàn giải tiếp. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn bạn sẽ cho các em hiểu rằng việc làm của các em như vậy là chưa hợp lý và đó cũng không phải là cách học hay. Bạn có thể nói: “Cô biết các em rất lo cho việc học tập của mình nhưng tận dụng thời gian trên lớp của môn này để học môn kia là một cách học thiếu khoa học. Vì như vậy, các em sẽ không thể tiếp thu bài học của cô trên lớp và về nhà đương nhiên các em lại phải mất nhiều thời gian để học lại mà chưa chắc đã hiệu quả. Chính vì vậy, giờ lên lớp môn học của cô các em nên tập trung vào để lĩnh hội kiến thức tổng quát nhất. Sau đó khi về nhà các em chỉ cần một thời gian rất ngắn để học lại bài hoặc có thể nhớ được bài ngay trên lớp. Còn toàn bộ thời gian ở nhà các em dồn vào ôn môn học chuyên của mình. Cô tin rằng với sự cố gắng của mình, các em sẽ hoàn thành tốt các môn học”.

Tình huống 15:

Khi bước vào tiết dạy thứ hai, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.

Gợi ý trả lời:

Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.

Tình huống 16:

Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình tỏ ra cảm mến, thậm chí có em đã bộc lộ tình cảm yêu đương rất “sâu sắc” với thầy. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Bạn hãy coi như không biết tình cảm của em học sinh đó (chừng nào em còn giữ trong vòng bí mật chưa thổ lộ trực tiếp với bạn) và vẫn cư xử bình thường, tự nhiên như với tất cả học sinh khác trong lớp. Và hãy nhớ rằng trong những tình huống đặc biệt bạn không được tỏ ra quan tâm “khác thường” đối với em đó mà ngược lại phải tìm cơ hội “công khai” rằng bạn không có tình cảm gì đặc biệt ngoài tình thầy trò với em cả. Bị “từ chối” tế nhị như vậy làm cho em không cảm thấy xấu hổ. Và bạn cũng nên cho em biết rằng bạn luôn yêu quý những em học sinh chăm ngoan, học giỏi. Biết đâu đó lại là động lực tinh thần giúp em phấn đấu học giỏi để giành được “cảm tình” của thầy. Bạn cũng nên biết rằng, tình cảm yêu đương của tuổi học trò đối với thầy cô còn rất bồng bột, cảm tính nhưng không ít những tình cảm sâu sắc. Chính vì thế bạn không nên “tham vọng” sẽ “phá vỡ” nó chỉ bằng vài câu nói, mà nên dùng những hành động ân cần tế nhị nhưng thẳng thắn, rõ ràng thì dần dần học sinh sẽ hiểu ra vấn đề và có cách cư xử phù hợp.

3.3. Tình huống giao tiếp trong xã hội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN (Trang 64 -70 )

×