- Kết thúc thuyết trình
4) Về khả năng giao tiếp
3.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình Tình huống 1:
Tình huống 1:
Bạn đang sống trong kí túc xá và có ý định chuyển ra ở ngoại trú trong học kỳ tới. Nhưng bố mẹ bạn không đồng ý với quyết định này. Trong tình huống đó, bạn sẽ thuyết phục bố mẹ bạn như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bạn cần nói chuyện với bố mẹ và lắng nghe lý do mà bố mẹ bạn không đồng ý. Hãy nói rằng những lý do đó bạn đã từng nghĩ đến và đưa ra những phương án giải quyết những lo ngại của bố mẹ. Sau đó, bạn nên nêu những ưu điểm của việc ở ngoại trú so với việc sống trong kí túc như: Không bị làm phiền khi bạn tập trung học tập, có một không gian riêng cho sự riêng tư mà không phải phiền đến nhiều người, tránh được những xích mích không cần thiết do không hợp tính cách với bạn cùng phòng,…Và cuối cùng bạn cần đảm bảo kết quả của học kỳ tới sẽ cao hơn học kỳ này.
Tình huống 2:
Nhân ngày sinh nhật, cô của bạn tặng cho bạn một chiếc áo mới. Nhưng khi vừa nhìn qua, bạn đã không thích chiếc áo. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Vẫn vui vẻ nhận món quà và cảm ơn cô. Nếu như không thể khen chiếc áo, bạn có thể nói: “Chiếc áo này trông thật lạ mắt” hay “ Cô đã mua chiếc áo độc đáo này ở cửa hàng nào vậy?”
Em trai/ Em gái bạn vừa biết tin thi trượt Đại học. Em đang rất buồn. Trong tình huống này, bạn sẽ nói gì để động viên em?
Gợi ý trả lời:
Trước hết, cần tỏ ra cảm thông với nỗi buồn của em. Sau đó hãy lấy ví dụ về một người bạn của bạn hay một người mà hai người cùng quen biết cũng đã từng thi trượt Đại học, sau đó cố gắng ôn thi lại và có kết quả cao trong kỳ thi sau. Nói với em rằng “thất bại là mẹ thành công” và bạn sẽ luôn bên em, giúp đỡ em để hai người cùng cố gắng đạt kết quả cao trong kỳ thi và năm học tới.
Tình huống 4:
Do gặp chuyện không vui nên cha hay mẹ bạn mắng bạn vô cớ. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời
Tuyệt đối không cãi hay phản ứng lại. Cách tốt nhất đó là bạn hãy im lặng. Cơn giận nào rồi cũng sẽ qua. Khi cha/mẹ bạn đã bình tĩnh, bạn nhẹ nhàng khéo léo nhắc lại để cha/mẹ tránh mắc phải sau này.
Tình huống 5:
Em trai/Em gái bạn đang xin phép bố mẹ đi học thêm, trong khi bạn biết một nhóm bạn của em đang chờ ngoài để rủ em đi chơi. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Vui vẻ ra nói chuyện thân mật với nhóm bạn của em xem dự định của cả nhóm định đi đâu, làm gì. Khi em đi chơi về, nhẹ nhàng hỏi thăm xem buổi đi chơi có vui không. Sau đó nói với em rằng bạn đồng ý việc đi chơi lành mạnh với bạn bè để thư giãn đầu óc sau thời gian học hành căng thẳng, nhưng bạn không đồng tình việc em nói dối bố mẹ để đi chơi. Và bạn chắc chắn rằng bố mẹ cũng đồng ý với bạn. Nhắc nhở em không được nói dối bố mẹ như vậy nữa.
Bạn về dự đám cưới một người họ hàng ở quê. Khi đến nơi, rất nhiều người họ hàng ở đó biết bạn nhưng bạn biết rất ít người trong số họ. Bạn không biết nên xưng hô, chào hỏi họ như thế nào? Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bạn hãy tìm một người em họ, em họ hay một người họ hàng thân thiết để hỏi về mối quan hệ của bạn với những người chưa quen để từ đó đưa ra cách xưng hô, chào hỏi cho đúng. Nếu như không có ai, bạn có thể chỉ cần mỉm cười và lễ phép với từ “Dạ” hay “Vâng” với những người hơn tuổi của mình khi họ hỏi bạn.
Tình huống 7:
Nhà bạn có em nhỏ, một lần bạn của bạn sang chơi cũng mang theo em họ của bạn. Em bé đó nhìn thấy một chú gấu bông rất đáng yêu và muốn giành lấy món đồ chơi đó, còn em bạn thì không muốn cho mượn và bằng mọi cách đuổi em bé đó về. Trong tình huống này, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Lúc này, bạn cần nói cho em hiểu là cần phải chia sẻ đồ chơi cho các bạn. Muốn tránh làm em giận dỗi, khóc hờn bạn phải kiên nhẫn giải thích cho em rằng nếu em cho bạn mượn đồ chơi thì bạn cũng cho em mượn một món đồ khác. Bạn cũng có thể hướng sự chú ý của em tới một thứ khác.