Khả năng giao tiếp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN (Trang 46 - 47)

- Kết thúc thuyết trình

2.4.Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là một phẩn rất quan trọng trong phần điều tra thực trạng nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. Việc tìm hiểu, đánh giá một cách chính xác và nghiêm túc khả năng giao tiếp sẽ giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn.

Để thực hiện điều tra khả năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, tôi sử dụng bảng hỏi gồm hai mươi tám câu. Có hai phương án trả lời: “Đúng” khi câu hỏi phù hợp với ý kiến của người được điều tra, và “Không” khi câu hỏi không phù hợp với ý kiến của người được điều tra. Trả lời “Đúng” ở các câu: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 21, 22, 24, 25, 27 được một điểm. Trả lời “Không” ở các câu: 2, 9, 11, 16, 17, 20, 23, 26 được một điểm. Nội dung mỗi câu hỏi được trình bày trong phiếu điều tra ở phần phụ lục. Kỹ năng giao tiếp trong phiếu điều tra bao gồm bốn nhóm: Nhóm I (Thể hiện tính chủ động, tích cực trong giao tiếp), nhóm II (Thể hiện tính bị động trong giao tiếp), nhóm III (Thể hiện sự cân bằng phù hợp trong giao tiếp), nhóm IV (Thể hiện năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ trong giao tiếp). Mỗi nhóm gồm các câu khác nhau trong đó thể hiện các kỹ năng khác nhau, đồng thời có sự đánh giá về mức độ của mỗi nhóm theo bảng phân chia mức độ và bảng phân chia nhóm theo các câu hỏi khác nhau.

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV

1 2 3 45 6 7 8 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Ở những phần điều tra trên, chúng ta đều nhận thấy luôn luôn có sự chênh lệch giữa nam và nữ về nhu cầu giao tiếp, mức độ cởi mở của cá nhân và kỹ năng giao tiếp cũng không ngoại lệ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN (Trang 46 - 47)