Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu Quả dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang (Trang 46 - 51)

- Tên giao dịch tiếng anh: An Giang Join Stock Plant Protection Company ( AGPPS )

2.2.3.4.Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty.

A. Về nguồn vốn kinh doanh:

2.2.3.4.Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty.

Trong hoạt động kinh doanh vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong“đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được triết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt.

Từ bảng 4( tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty ta thấy:

Năm 2005 vốn tiền mặt là: 16.236.389.201 đồng chiếm tỷ trọng 3,60 % trong tổng VLĐ.

Năm 2006 vốn tiền mặt là: 19.355.960.322 đồng chiếm tỷ trọng 3,48 % trong tổng VLĐ.

Như vậy vốn tiền mặt năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là: 3.119.571.121

đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 19,2 %.

Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty tăng được các tài sản lưu động sinh lãi giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Mặt trái của nó là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải khoản chi phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao hơn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Như vậy ta thấy công ty dự trữ một lượng khá lớn vốn tiền mặt trong tổng vốn lưu động. điều này cho phép công ty có thể đáp ứng nhanh các khoản chi khi cần thiết, cũng như chớp cơ hội kinh doanh. Song công ty luôn phải xem xét để có một tỷ trọng hợp lý sao cho hiệu quả sử dụng vốn tiền mặt là hiệu quả và hợp lý nhất.

Việc dự trữ một lượng vốn tiền mặt nói riêng và tình hình vốn lưu động nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các đối tác kinh doanh, nhất là các bạn hàng thường xuyên quan tâm đến khả năng thanh toán để xem xét và đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp.Đối với công ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa trong việc đánh giá và điều chỉnh lại tình hình tài chính của mình sao cho đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn cũng như đảm bảo về sự lành mạnh tài chính của công ty.

Căn cứ vào số liệu bảng 2( vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây) và bảng 4(tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty AGPPS ). Ta có thể xét về khả năng thanh toán của công ty qua một số chỉ tiêu sau:

Tổng tài sản + Hệ số thanh toán tổng quát =

Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 516.351.988.601 Hệ số TTTQ năm 2005 = = 1,69 > 1 lần 305.431.307.412 631.672.014.339 Hệ số TTTQ năm 2006 = = 1,93 > 1 lần 325.982.861.834

Hệ số TTTQ như trên là rất tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo bằng tài sản hiện có của công ty do vậy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ trong trường hợp gặp dũi do trong kinh doanh . Hệ số TTTQ năm 2006 có tăng so với năm 2005. Là do trong năm 2006 công ty đã không huy động thêm vốn từ bên ngoài.

TSLĐ và ĐTNH + Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =

Tổng nợ ngắn hạn

450.899.541.080

Khả năng thanh toán nợ NH năm 2005 = = 1,47 305.413.307.412

555.063.502.187

Khả năng thanh toán nợ NH năm 2006 = = 1,71 323.744.861.843

Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2006 có cao hơn năm 2005, có thể coi là không an toàn. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Nhưng đây là doanh nghiệp thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thì hệ số này lớn và ngược lại. Khi đó lại có được sự hợp lý trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

TSLĐ và ĐTNH - vật tư hàng

Tiền + Đầu tư ngằn hạn + Phải thu + Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn 384.012.236.942 Hệ số KNTTN năm 2006 = = 1,25>1 305.431.307.412 276.025.048.232 Hệ số KNTTN năm 2005 = = 0,85< 1

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006 cao hơn năm 2005. Tình hình thanh toán của công ty trong năm 2006 tốt hơn năm 2005 đủ đáp ứng thanh toán các khoản nợ khi khách hàng yêu cầu . Vì các tài sản lưu động và đầu ngắn hạn và các khoản phải thu có thể nhanh chuyển đổi thành tiền đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Bảng 5. Tổng kết khả năng thanh toán của công ty.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

1. HSTTTQ 1,69 1,93 + 0,24

2. HSTTNNH 1,47 1,71 + 0,24

2.2.3.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty.

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15% đến 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Để xem xét tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty là hợp lý hay không ta xét bảng sau:

Qua bảng 4 trên ta thấy khoản phải thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu Quả dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật An Giang (Trang 46 - 51)