Về việc phát triển thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 55 - 68)

Phần 3.2 đã cho thấy tính đặc biệt hữu ích của các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Tuy nhiên, để có thể vận dụng một cách hiệu quả và thông suốt các công cụ này tại Việt Nam; NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), các NHTM cũng như các doanh nghiệp cần phải ra sức hơn nữa trong việc chung tay xây dựng một thị trường tài chính phát triển. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là công cụ tài chính phái sinh và thị trường tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua bán các sản phẩm tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thường xuyên. Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít NHTM Việt Nam đang được NHNN cho phép thực hiện thí điểm mua bán một số loại công cụ tài chính phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.

Những việc sau đây nên được tập trung thực hiện trong thời gian tới nhằmxây dựng một thị trường tài chính phát triển đầy đủ, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM:

(i) Xây dựng và xúc tiến lộ trình thực hiện: Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh không chỉ có giá trị về mặt kinh tế đối với các NHTM, mà đó còn là một chủ trương quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam nói chung3. Vì thế, UBCKNN cùng các đơn vị hữu quan cần hoàn chỉnh và xúc tiến lộ trình thực hiện. Việc nghiên cứu thực tế ứng dụng của các nước, xây dựng đề án trình Chính phủ phê duyệt, tiến hành thử nghiệm giao dịch, tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư… cần được phân chia thành nhiều giai đoạn. Dựa trên tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam trong những năm qua và nếu sự hợp lực của tất cả các ban ngành diễn ra đúng như dự kiến, có thể đến năm 2015, các NHTM Việt Nam sẽ có một sự lựa chọn phong phú cho mình trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

(ii) Không ngừng đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng – công nghệ:UBCKNN, các Trung tâm – Sở giao dịch chứng khoán cần đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, đầu tư xây dựng hệ thống máy tính vững mạnh, kết nối ổn định với các công ty chứng khoán; nghiên cứu áp dụng các loại lệnh giao dịch mới.

(iii) Tạo hành lang pháp lý vững chắc:Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các sàn giao dịch trên thế giới, NHNN, UBCKNN cần tích cực tổng hợp, soạn thảo, và nhanh chóng ban hành các văn bản pháp quy về các giao dịch phái sinh. Một trong những vấn đề cấp bách để làm cho thị trường công cụ phái sinh hoạt động có hiệu quả - an toàn là phải hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế cần được quán triệt; đồng thời xây dựng, bổ sung các chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 & TỔNG KẾT

Từ kết quả thu được trong chương 2, chương 3 đã khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại trong thực tế:

 Về phía ngân hàng: Tổ chức quản lý rủi ro là nội dung đầu tiên và đóng vai trò nền tảng cho toàn quy trình. Ngân hàng cần lựa chọn và đào tạo các cán bộ ngân hàng có kiến thức chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất; xây dựng hệ thống thông tin, kế toán thống kê vững mạnh, chuyên nghiệp và tổ chức bộ máy hoạt động có sự phối hợp, giám sát giữa các phòng

ban. Việc lượng hóa rủi ro lãi suất cần được áp dụng trên cả hai khía cạnh thu nhập/chi phí lãi và giá trị thị trường của danh mục tài sản Có, tài sản Nợ mà ngân hàng đang nắm giữ. Xét về cách thức phòng ngừa, ngân hàng có thểdựa vào khe hở nhạy cảm lãi suất hoặc khe hở kỳ hạn thực tếđể điều chỉnh danh mục tài sản Nợ, tài sản Có (gồm chiến lược chủ động và thụ động). Cách thức này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với mô hình mô phỏng và tối ưu hóa. Một cách khác linh động hơn làsử dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suấtnhư hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn.

Về phía các Bộ ngành liên quan: NHNN cần xem xét gỡ bỏ trần lãi suất huy động, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận các khoản ngắn hạn. Ngoài ra, một nội dung quan trọng không kém là phải tăng cường thanh tra, giám sát việc thi hành cơ chế lãi suất thỏa thuận tại các NHTM, thúc đẩy cạnh tranh minh bạch giữa các NHTM với nhau. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, việc ứng dụngmô hình thời lượng cùng các mô hình tài chính hiện đại khác như mô hình tối ưu hóa, mô hình mô phỏnghoàn toàn khả thi trong thực tế và sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM. Vì thế, trong thời gian tới, NHNN có thể xem xét soạn thảo các văn bản hướng dẫn cách thức quản lý rủi ro nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng trong nước… Cuối cùng, để có thể vận dụng một cách hiệu quả và thông suốt các công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam; NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), các NHTM cũng như các doanh nghiệp cần phải ra sức hơn nữa trong việc chung tay xây dựng một thị trường tài chính phát triển.

Trên nền tảng phân tích định tính và định lượng vững chắc, đề tài đã chứng minh tính hữu ích và khả thi của các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng. Nếu các giải pháp đề xuất trên sớm được thực thi thì các NHTM Việt Nam sẽ tiến đến một thời kỳ phát triển mới về quản trị rủi ro.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh:

1. Abdulezer, L. (2004), Excel – Best practices for business, Wiley Publishing, Inc., Indiana, Canada.

2. Alden, L. T. (1983), "Gap management: Managing interest rate risk in banks and thrifts",

Economic Review, Federal Reserve Bank of San Francisco.

3. Bierwag, G. O. and Kaufman, G. (1985), "Duration gap for financial institutions",

Financial Analysis Journal.

4. Charnes, J. (2007), Financial modeling with Crystal ball and Excel, Wiley & Sons, Inc., New Jersey, Canada.

5. David, M. W. and Houpt, V. J. (1996), "An analysis of commercial bank exposure to interest rate risk",Federal Reserve Bulletin.

Tiếng Việt:

6. Nguyễn Tấn Bình (2009),Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

7. Mã Thị Nam Chi (2008),Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, ĐH. Kinh tế TP.HCM.

8. Trần Huy Hoàng (2003),Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 9. Trần Huy Hoàng và các cộng sự (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã

Hội, TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Minh Kiều (2007),Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 11. Thái Thị Ngọc Liên (2008),Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank,

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, ĐH. Kinh tế TP.HCM.

12. Peter S. Rose (2001),Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tiến (2005),Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 14. Trần Ngọc Thơ, Vũ Việt Quảng (2007),Lập mô hình tài chính, NXB Lao Động Xã Hội, TP. Hồ

Chí Minh.

Các website:

Cổng thông tin NHTMCP Đông Á:www.dongabank.com.vn

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp:http://vbqppl.moj.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam:www.sbv.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1:Các tài sản Có, tài sản Nợ có thể và không thể tái định giá

(*)ntháng ở Việt Nam thường được phân thành 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 5 năm, trên 5 năm. T TààiissảảnnCCóóccóótthhểểttááiiđđịịnnhh g giiáá TTààiissảảnnđđịịNNnnhhợợggcciióóáátthhểểttááii TTààiissảtảtáánniiCCđđịịóónnhhkkhhggôôiiánnággtthhểể kkTThhàôôàiinnssggảảtntnhhểNNểttợợááii đ địịnnhhggiiáá Tiền gửi trên thị trường

liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN hoặc NHTM khác, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n(*) tháng.

Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn còn lại dưới n tháng.

Tiền mặt tại quỹ hoặc tiền gửi tại NHNN.

Tiền gửi giao dịch không được trả lại hoặc mang lãi suất cố định

Các khoản cho vay thương mại ngắn hạn với thời hạn ban đầu hoặc thời hạn còn lại dưới n tháng.

Các khoản cho vay sắp được gia hạn.

Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu).

Cho vay dài hạn với

lãi suất cố định. Tiền gửi tiếtkiệm dài hạn và tiền gửi hưu trí

Các khoản cho vay và chứng khoán mang lãi suất thả nổi.

Tiền gửi mang lãi suất

thả nổi. Chứng khoán dài hạnvới lãi suất cố định. Chứng khoán ngắn hạn với

thời hạn ban đầu hoặc thời hạn còn lại dưới n tháng của Chính phủ và các tổ chức tư nhân. Tòa nhà, các thiết bị và các tài sản không sinh lời.

Phụ lục 1.2: Chứng minh công thức tính thời lượng của một công cụ tài chính có dòng tiền cố định và sự thay đổi thị giá của tài sản (P/P) khi lãi suất thị trường thay đổi

Giá thị trường của một tài sản tài chính có thu nhập cố định được xác định bởi: P =1 + R +C (1 + R) + ⋯ +C (1 + R) +C (1 + R)F (2.2.1p) Trong đó:

P: Giá trị thị trường của tài sản; n: Số kỳ trả lãi. C: Lãi định kỳ; F: Giá trị hoàn trả khi đáo hạn.

R: lãi suất cho tới khi đáo hạn (Lãi suất thị trường hiện hành).

Để xác định gần đúng mức thay đổi thị giá tài sản khi có một thay đổi nhỏ trong lãi suất, ta lấy đạo hàm bậc nhất của giá (P) theo lãi suất:

dP dR = − 1 1 + R 1C 1 + R + 2C (1 + R) + ⋯ + nC (1 + R) + nF (1 + R) (2.2.2p)

Chia cả 2 về cho P, ta có mức thay đổi giá tính theo % với một thay đổi nhỏ trong lãi suất. Phần đẳng thức trong ngoặc chia cho P được gọi là thời gian đáo hạn bình quân Macaulay:

Macaulay Duration (D) =∑

tC

(1 + R) +(1 + R)nF

P (2.2.3p)

Hay cũng có thể viết lại thành:

D =∑

t × CF (1 + YTM)

∑ (1 + YTM)CF (2.2.4p)

D: thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn hay kỳ hạn hoàn trả) của công cụ tài chính. n: tổng số luồng tiền xảy ra; t: thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3, …, n). CFt: luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.

R: mức lãi suất thị trường hiện hành (%/năm).

Thay công thức (2.2.3.p) vào phương trình (2.2.2.p), ta có: dP

dR = − 1

1 + R P × D

Biến đổi phương trình trên ta xác định được mối quan hệ giữa sự thay đổi của thị giá tài sản tài chính với mức độ biến động lãi suất:

dP P = −D

dR

Phụ lục 1.3: Chứng minh công thức xác định sự thay đổi củaNW khi lãi suất thị trường thay đổi

Ta đã biết:

∆P

P = −D. ∆R

1 + R (2.2.5. p)

Suy ra: ∆A

A = −D . ∆R 1 + R (2.3.1. p) ∆L L = −D . ∆R 1 + R Từ phương trình (2.3.1.p) và (2.3.2.p) suy ra:

∆A = −D . A1 + R∆R ∆L = −D . L1 + R∆R VìNW =A -L nên:

∆NW = −(D − D . k). A.(1 + R)∆R

Phụ lục 2.1:Tính toán chi tiết khe hở kỳ hạn DongA Bank

Trước khi tính toán, ta chú ý, đối với các khoản mục có phương thức thanh toán lãi và gốc trả một lần vào ngày đáo hạn, thời lượng của chúng trùng với kỳ hạn chiết khấu:

D = n × CF (1 + YTM) CF (1 + YTM) = n ; Với CF là luồng tiền xảy raởthời điểm n

Các phương thức thanh toán còn lại ta sẽ lập bảng tính và áp dụng công thức Duration bình thường.

Từ số liệu thu thập với giá trị gốc và kỳ hạn ban đầu, ta tính thời lượng của từng khoản mục như sau:

DDAANNHHMMỤỤCCTTÀÀIISSẢẢNNCCÓÓ

DDAANNHHMMỤỤCCTTÀÀIISSẢẢNNNNỢỢ

TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG

Phụ lục 3.1: Chứng minh công thức xác định số lượng hợp đồng tương lai cần thiết cho phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng

Khoản thua lỗ nội bảng (giảm vốn tự có) của ngân hàng khi lãi suất tăng được xác định: ∆NW = −(D − D . k). A.(1 + R)∆R

Lợi nhuận thu được từ các hợp đồng bán tương lai ngoại bảng được tính như sau: ∆F = −D . (N × P ).1 + R∆R

Phòng ngừa toàn bộ là việc bán một số lượng hợp đồng tương lai (NF) đủ để khoản thua lỗ nội bảng (NW) của ngân hàng khi lãi suất thay đổi được bù đắp toàn bộ bằng lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai ngoại bảng (F), tức thỏa mãn phương trình:

F =NW Thay các thông số phù hợp vào phương trình này, ta có:

−D . (N × P ).1 + R = −∆R (D − D . k). A.(1 + R)∆R −D . (N × P ) = −(D − D . k). A

N =[D − k. D ]. A D × P

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 55 - 68)