0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 51 -51 )

Quyền chọn lãi suất là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hay bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Chức năng và cách thức phòng chống rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn được thể hiện như sau:

Ngăn chặn tổn thất khi ngân hàng có ISGAPâm(Nợ nhạy lãi > Tài sản nhạy lãi) và lãi suất dự tính tăng: Không để cho chi phí vay vốn tăng và giá trị tài sản giảm.

M

Muuaa hhợợpp đđồồnngg qquuyyềềnn bbáánn: Lãi suất tăng sẽ làm

giảmgiá trị thị trường của các chứng khoán xuống mức Fn, ở dưới mức giá thỏa thuận S. Ngân hàng sẽ mua các chứng khoán với giá Fn và bán cho người phát hành quyền với giá S. Lợi nhuận S – Fn(trừ đi quyền phí và thuế) sẽ bù đắp một phần tổn thất do chi phí trả lãi tăng do lãi suất tăng (Hình 3.5). Ngăn chặn tổn thất khi ngân

hàng có ISGAP dương (Tài sản nhạy lãi > Nợ nhạy lãi) và lãi suất dự tính giảm: Hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính từ các khoản tín dụng và từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

M

Muuaa hhợợpp đđồồnngg qquuyyềềnn mmuuaa: Lãi suất giảm sẽ làm

tănggiá trị thị trường của các chứng khoán đến mức Fn; tạo cơ hội cho ngân hàng thu lợi Fn – S (trừ đi quyền phí và thuế). Lợi nhuận này sẽ bù đắp một phần tổn thất về thu nhập lãi do lãi suất giảm, (Hình 3.6).

Khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các giao dịch quyền chọn sẽ bù đắp tổn thất về thu chi lãi khi lãi suất thay đổi. Nếu lãi suất không vận động đúng như dự đoán thì ngân hàng chỉ chịu lỗ đúng bằng quyền phí, nhưng lại được lợi từ danh mục tài sản Có, tài sản Nợ của mình. Vì thế, có thể nói, hợp đồng quyền chọn là một công cụ khá lý tưởng cho các ngân hàng trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất.

3

3..33..KiKiếếnnngnghhịịđđốốiivớvớiiCChhíínnhhphphủủ,,NgNgâânnhàhànnggnhnhàànưnướớccvàvàcácáccBộBộngngàànnhhliliêênnqquuaann 3.3.1. Về cơ chế điều hành lãi suất

Trong chương 2, chúng ta đã được tìm hiểu về các cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua. Từ cuối tháng 2/2010, cơ chế lãi suất thỏa thuận đã được tái áp dụng đối với các khoản cho vay trung dài hạn, song song đó là giới hạn trần lãi suất đối với huy động và cho vay ngắn hạn; lãi suất cơ bản vẫn được duy trì và công bố định kỳ hàng tháng nhằm định hướng thị trường. Có khá nhiều tranh luận xung quanh cơ chế điều hành này liên quan đến việc nên tiếp tục bỏ hay không bỏ trần lãi suất, lãi suất cơ bản? Trên cơ sở nghiên cứu kỹ

Lợi nhuận - Quyền phí 0 S Fn Vùng lợi nhuận Vùng lợi nhuận Fn S Lợi nhuận - Quyền phí 0

Hình 3.6:Mua hợp đồng quyền mua khi lãi suất thị trường giảm

Hình 3.5:Mua hợp đồng quyền bán khi lãi suất thị trường tăng

lưỡng chính sách lãi suất và tác động của lãi suất đến công tác quản trị rủi ro của các NHTM, đề tài xin đưa ra một số khuyến nghị sau về cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới:

(

(ii))TTrrầầnnllããiissuuấấtthhuuyyđđộộnnggnnêênnđđưượợccggỡỡbbỏỏvvààtthhựựcchhiiệệnncchhoovvaayyccáácckkhhooảảnnnnggắắnnhhạạnntthheeoollããii s

suuấấtttthhỏỏaatthhuuậậnn

Mặc dù cơ chế lãi suất thỏa thuận được kỳ vọng sẽ giúp các NHTM hưởng lợi và sẽ cho vay nhiều hơn, triển vọng nền kinh tế sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp có đủ vốn làm ăn. Tuy nhiên, lãi suất đầu ra đã mở theo cơ chế thỏa thuận, nhưng lãi suất đầu vào vẫn bị bó buộc bởi trần lãi suất huy động 10,5%. Điều này dẫn đến: mặt bằng lãi suất huy động xoay quanh 10,499%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Người gửi tiền khi nhìn vào con số này đã hình thành tâm lý lãi suất sẽ còn tăng, từ đó chỉ gửi ngắn hạn nhằm chuyển sang gửi lãi suất cao khi ngân hàng tăng lãi suất. Không thể huy động được nguồn vốn trung dài hạn, các NHTM đã chuyển 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Khi đã dùng hết hạn mức này, các ngân hàng phải biến khoản gửi ngắn hạn của khách hàng thành trung dài hạn để được cho vay theo lãi suất thỏa thuận.

Mặt khác, cho vay ngắn hạn theo lãi suất cơ bản (thực tế là trần lãi suất 12%/năm) chỉ ngang với mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền (gồm 10,499% cộng với các khoản khuyến mãi, thưởng...), xem như ngân hàng lỗ phần chi phí, khoảng 3%. Chính vì vậy, ngân hàng thường biến các hợp đồng vay ngắn hạn thành trung dài hạn. Đối với người vay vốn ngắn hạn, những tưởng sẽ được vay theo trần lãi suất 12%/năm nhưng thực tế, họ phải trả thêm phí, cộng lại tới trên 16%/năm… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang khóc than vì lãi suất cho vay trung dài hạn quá cao, dẫn đến kinh doanh không có lãi.

Để giải quyết các vấn đề trên, NHNN cần xem xét gỡ bỏ trần lãi suất huy động, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận các khoản ngắn hạn. Ngoài ra, một nội dung quan trọng không kém là phải tăng cường thanh tra, giám sát việc thi hành cơ chế lãi suất thỏa thuận tại các NHTM, thúc đẩy cạnh tranh minh bạch giữa các NHTM với nhau.

( (iiii))CChhưưaatthhểểbbỏỏnnggaayyllããiissuuấấttccơơbbảảnn;;tthhaayyvvààoođđóó,,nnêênnttậậppttrruunnggpphháátthhuuyyhhơơnnnnữữaattíínnhhđđộộcc l lậậppccủủaaNNHHNNNNvvààttăănnggccưườờnngg vvaaii ttrròòđđiiềềuuttiiếếttvvĩĩmmôôccủủaallããiissuuấấtt ttááii ccấấpp vvốốnn,, llããii ssuuấấtt cchhiiếếtt k khhấấuu,,llããiissuuấấttnngghhiiệệppvvụụtthhịịttrrưườờnnggmmởở

Trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến đề nghị nên bỏ lãi suất cơ bản, vì quy định lãi suất cơ bản tức là NHNN đã can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các NHTM và tổ chức tín dụng bằng mệnh lệnh hành chính; lãi suất cơ bản cũng không phản ánh đúng quan hệ thị

trường trên thị trường vốn… Các ý kiến trên đây không sai và có cơ sở. Tuy nhiên, việc bỏ lãi suất cơ bản vào thời điểm này là không nên, vì:

- Thực tiễn hiện nay cho thấy, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước vẫn chứa đựng nhiều rủi ro: nguy cơ lạm phát cao chưa được ngăn ngừa một cách vững chắc; thị trường hàng hoá, vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán còn chứa đựng những bất ổn do hiện tượng đầu cơ còn diễn ra khá phổ biến và các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước chưa đủ mạnh để có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế các hiện tượng này. Tựu trung lại, nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự là nền kinh tế thị trường. Do đó, nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường vốn, chưa thể phó thác cho sự vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường.

- Hệ thống các NHTM còn chênh lệch lớn về quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản Nợ, tài sản Có. Năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều hạn chế. Thị trường liên ngân hàng chưa đa dạng, phong phú và chưa mạnh mẽ phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ cũng như quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế.

Giải pháp đặt ra trong giai đoạn hiện nay là cần phát huy hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mô của lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. NHNN nên xem đây là những lãi suất chủ đạo của nền kinh tế. Dựa trên mối quan hệ vay mượn thực tế giữa NHNN với các tổ chức tín dụng, định kỳ, NHNN nên công bố một khung lãi suất định hướng thị trường; làm cơ sở thỏa thuận cho các khoản vay mượn trong nền kinh tế. Lãi suất cơ bản được hình thành từ khung lãi suất thị trường này sẽ phát huy vai trò vốn có của mình là "ngăn chặn cho vay nặng lãi". Ngoài ra, việc tăng cường tính độc lập của NHNN, đảm bảo cho NHNN toàn tâm toàn ý theo đuổi mục tiêu của chính sách tiền tệ, thực sự trở thành một ngân hàng trung ương cũng là một giải pháp quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tiến đến tự do hóa lãi suất.

3.3.2. Về quy định đối với các NHTM trong công tác quản trị rủi ro lãi suất

Cho đến nay, cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM còn rất hạn chế. Biểu mẫu báo cáo do NHNN Việt Nam ban hành cùng với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 có thể được xem là một trong những văn bản pháp luật hiếm hoi hướng dẫn cách thức đo lường rủi ro lãi suất. Theo đó, NHNN yêu cầu các NHTM trình bày trong báo cáo tài chính hàng năm:

Lãi suất thực tế trung bình trên các khoản mục tiền tệ chủ yếu theo các kỳ hạn và đồng tiền khác nhau;

Mô hình sử dụng để đo lường, quản lý rủi ro lãi suất;

Bảng phân tích tài sản, công nợ và các khoản mục ngoại bảng theo kỳ định lại lãi suất thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Như vậy, với quy định trên, bắt đầu từ năm 2007, mô hình tái định giá đã được NHNN khuyến khích các NHTM áp dụng. Đây là một tiền đề tốt cho tiến trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, việc ứng dụng mô hình thời lượng cùng các mô hình tài chính hiện đại khác như hình tối ưu hóa, mô hình mô phỏnghoàn toàn khả thi trong thực tế và sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM. Điều quan trọng là các ngân hàng cần tổ chức tốt bộ máy tổ chức và hệ thống thông tin. Trong thời gian tới, NHNN có thể xem xét soạn thảo các văn bản hướng dẫn cách thức quản lý rủi ro nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng trong nước.

3.3.3. Về việc phát triển thị trường tài chính

Phần 3.2 đã cho thấy tính đặc biệt hữu ích của các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Tuy nhiên, để có thể vận dụng một cách hiệu quả và thông suốt các công cụ này tại Việt Nam; NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), các NHTM cũng như các doanh nghiệp cần phải ra sức hơn nữa trong việc chung tay xây dựng một thị trường tài chính phát triển. Mặc dù trong những năm qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là công cụ tài chính phái sinh và thị trường tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua bán các sản phẩm tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thường xuyên. Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít NHTM Việt Nam đang được NHNN cho phép thực hiện thí điểm mua bán một số loại công cụ tài chính phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.

Những việc sau đây nên được tập trung thực hiện trong thời gian tới nhằmxây dựng một thị trường tài chính phát triển đầy đủ, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM:

(i) Xây dựng và xúc tiến lộ trình thực hiện: Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh không chỉ có giá trị về mặt kinh tế đối với các NHTM, mà đó còn là một chủ trương quan trọng của Chính phủ trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam nói chung3. Vì thế, UBCKNN cùng các đơn vị hữu quan cần hoàn chỉnh và xúc tiến lộ trình thực hiện. Việc nghiên cứu thực tế ứng dụng của các nước, xây dựng đề án trình Chính phủ phê duyệt, tiến hành thử nghiệm giao dịch, tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư… cần được phân chia thành nhiều giai đoạn. Dựa trên tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam trong những năm qua và nếu sự hợp lực của tất cả các ban ngành diễn ra đúng như dự kiến, có thể đến năm 2015, các NHTM Việt Nam sẽ có một sự lựa chọn phong phú cho mình trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

(ii) Không ngừng đổi mới, nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng – công nghệ:UBCKNN, các Trung tâm – Sở giao dịch chứng khoán cần đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, đầu tư xây dựng hệ thống máy tính vững mạnh, kết nối ổn định với các công ty chứng khoán; nghiên cứu áp dụng các loại lệnh giao dịch mới.

(iii) Tạo hành lang pháp lý vững chắc:Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các sàn giao dịch trên thế giới, NHNN, UBCKNN cần tích cực tổng hợp, soạn thảo, và nhanh chóng ban hành các văn bản pháp quy về các giao dịch phái sinh. Một trong những vấn đề cấp bách để làm cho thị trường công cụ phái sinh hoạt động có hiệu quả - an toàn là phải hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế cần được quán triệt; đồng thời xây dựng, bổ sung các chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 & TỔNG KẾT

Từ kết quả thu được trong chương 2, chương 3 đã khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại trong thực tế:

 Về phía ngân hàng: Tổ chức quản lý rủi ro là nội dung đầu tiên và đóng vai trò nền tảng cho toàn quy trình. Ngân hàng cần lựa chọn và đào tạo các cán bộ ngân hàng có kiến thức chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất; xây dựng hệ thống thông tin, kế toán thống kê vững mạnh, chuyên nghiệp và tổ chức bộ máy hoạt động có sự phối hợp, giám sát giữa các phòng

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 51 -51 )

×