Phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)

2.2.2.1. Chiến lược chủ động

Theo chiến lược này, Ngân hàng có thểdự báo chiều hướng biến động của lãi suất (dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như cung cầu về vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ) đểđiều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP)khe hở kỳ hạn (DGAP)một cách

tối ưu nhất:

Nếu dự báolãi suất tăng: Duy trìIS GAPở trạng tháidương (Tài sản Có nhạy cảm lãi suất > Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất) và DGAP âm (Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài

sản < Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của Ngân hàng.

 Nếu dự báo lãi suất giảm: Duy trìIS GAP ở trạng thái âm(Tài sản Có nhạy cảm lãi suất < Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất) vàDGAP dương (Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ) sẽ làm tăng thu nhập lãi và giá trị ròng của Ngân hàng.

Chiến lược này tuy rất hấp dẫn nhưng cũng buộc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro không nhỏ, bởi khả năng dự đoán đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp. Giữa lợi nhuận và rủi ro luôn có sự đánh đổi. Vậy ngân hàng nên hay không nên thực hiện chiến lược chủ động? Các công cụ máy tính được thiết kế trên nền tảng mô hình mô phỏng sẽ giúp Ngân hàng đưa ra quyết định của mình:

(i) Ứng dụng đầu tiên là ta có thể tiến hành phân tích độ nhạyđể xác định sự thay đổi của NIM (hay NW) trước biến động của lãi suất trong những tình huống khác nhau:

Trở lại với Bảng 2.3 , giả sử muốn biết NIM của Ngân hàng trong 1 tháng nữa (kể từ thời điểm 31/12/2009) sẽ thay đổi cụ thể ở các mức bao nhiêu trước các tình huống biến động lãi suất có thể xảy ra, chúng ta sử dụng cách thức lập bảng dữ liệu Data Table như trong hình 2.4. Đồ thị trong hình cho thấy giữa tỷ lệ NIM và mức thay đổi lãi suất R có quan hệ tuyến tính nếu giữ khe hở nhạy cảm lãi suất không đổi.

Hình 2.4:PPhhâânnttíícchhđđộộnnhhạạyyttỷỷllệệNNIIMMttrrưướớccbbiiếếnnđđộộnnggllããiissuuấấtt

(ii) Mặc dù phân tích độ nhạy rất hữu ích, nhưng trong thực tế, biến động lãi suất là một biến liên tục, các giá trị thay đổi của nó không dừng lại ở các con số rời rạc như trên. Để có thể

tổng hợp tất cả các trường hợp ngẫu nhiên có thể xảy ra, ta phải dùng phân tích mô phỏng. Mô hình mô phỏng giúp ta trả lời các các hỏi:

Giá trị mong đợi, giá trị tốt nhất/xấu nhất của NIM (NW) là bao nhiêu?

Xác suất để NIM (NW) có giá trị âm hay đạt một khoảng giá trị bất kỳ?

Tiếp tục với Bảng phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất 2.3 sẽ cho ta thấy rõ khả năng tuyệt vời ấy. Để tiến hành mô phỏng với sự trợ giúp của Crystal Ball, đầu tiên, ta phải khai báo

biến giả thiết (mức thay đổi của lãi suất thị trường). Quá trình khảo sát sự biến động của các loại lãi suất định hướng thị trường tại Việt Nam (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản) giai đoạn 2003-2010 cho thấy, quy luật phân phối xác suất phù hợp cho biến giả thiết là phân phối chuẩn với giá trị trung bình 0,05% và độ lệch chuẩn 1%...

Biến dự báođang xét là mức thay đổi tỷ lệ NIM. Tiến trình khai báo được thực hiện tương tự cho các tài sản Có – tài sản Nợ nhạy lãi trong từng nhóm thời gian khác nhau:

Thực hiện mô phỏng với 10.000 phép thử, ta có kết quả đại diện của một trong trong các mứcNIM:

Theo hình bên, giá trị trung bình ước tính của NIM nhóm "đến 1 tháng" là -0,013% với độ lệch chuẩn là 0,262%. NIM trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất lần lượt là -0,94% và 0,003%. Khả năng đểNIM biến động theo hướng có lợi (≥ 0) là 48%.

Kết quả này khuyến nghị với các nhà quản trị rằng nếu lãi suất thị trường 1 tháng tới biến động nhiều thì Ngân hàng nên điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất sang trạng thái "nhạy cảm tài sản". Trên cơ sở thống kê này cùng khả năng dự báo mức thay đổi lãi suất cụ thể, Ngân hàng có thể thu được lợi nhuận cho mình trong một môi trường biến động.

2.2.2.2. Chiến lược thụ động

Trong trường hợp không thể dự báo được chiều hướng biến động của lãi suất, Ngân hàng có thể duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP) và khe hở kỳ hạn (DGAP) bằng không. Chiến lược này sẽ giúp thu nhập lãi và giá trị ròng của Ngân hàng không bị ảnh hưởng dù cho lãi suất thị trường tăng hoặc giảm. Phần dưới đây sẽ trình bày ứng dụng chiến lược bằng cách kết hợpmô hình thời lượngvớimô hình tối ưu hóa thông qua sự trợ giúp của công cụSolver

trong Excel:

(i) Trước hết, hàm mục tiêu, các biến số ra quyết định và các điều kiện ràng buộc cần phải được thiết lập từ Bảng tổng kết kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản Có và kỳ hạn hoàn trả trung bình của danh mục tài sản Nợ:

Hàm mục tiêu: DGAP = 0

Các biến ra quyết định: Giá trị các khoản mục trong danh mục tài sản và nguồn vốn

Các điều kiện ràng buộc:

Tổng tỷ trọng các khoản mục trong danh mục tài sản Có bằng 100%:

WA1+ WA2+ WA3+ WA4+ WA5 = 100%

Giới hạn dưới đối với tỷ trọng từng khoản mục trong danh mục tài sản Có:

WA1,WA2, WA4, WA5 ≥ 1% WA3≥ 62%6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tỷ trọng các khoản mục trong danh mục tài sản Nợ bằng 100%:

WL1+ WL2+ WL3+ WL4+ WL5 = 100%

Giới hạn dưới đối với tỷ trọng từng khoản mục trong danh mục tài sản Nợ:

WL1,WL3, WL4, WL5 ≥ 1% WL2≥ 50%7

Tổng giá trị tài sản bằng Tổng giá trị nguồn vốn:

A1+ A2+ A3+ A4+ A5= L1+ L2+ L3+ L4+ L5+ VCSH

Vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại8:

VCSH ≥ 4.200.523

6 "Cho vay khách hàng" chiếm tỷ trọng phần lớn trong danh mục tài sản Có; tùy đặc điểm từng ngân hàng mà giới hạn dưới đối với khoản mục này có thể khác nhau.

7 "Tiền gửi của khách hàng" chiếm tỷ trọng phần lớn trong danh mục tài sản Nợ; tùy đặc điểm từng ngân hàng mà giới hạn dưới đối với khoản mục này có thể khác nhau.

8 Ràng buộc này xuất phát từ đặc điểm các ngân hàng thường có xu hướng gia tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động theo thời gian.

Để thuận lợi trong việc thiết lập các ràng buộc, ta chuẩn bị bảng tính sau:

Kích hoạt Solver và khai báo:

(ii) Dựa trên kết quả tham khảo do Solver đề xuất, ta sẽ quyết định giá trị danh mục điều chỉnh để có DGAP = 0. Kết quả tối ưu trên có được khi ta đã cố định thời lượng của các khoản mục. Thời lượng được sử dụng trong bảng tính được lấy từ kết quả tính toán vào thời điểm 31/12/2009 của Ngân hàng, chưa phải là kỳ hạn hoàn vốn/hoàn trả thích hợp nhất. Xuất phát từ điều đó mà tỷ trọng "tiền gửi tại NHNN" lên đến 24,11% tổng tài sản – khó xảy ra vì các ngân hàng thường đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất tiền gửi NHNN. Trong thực tế, khi đã chọn được một cơ cấu thời lượng hợp lý cho các khoản mục, kết quả tối ưu sẽ có giá trị tham khảo rất cao cho Ngân hàng.

kết như sau:

- Ngân hàng lựa chọn và cố định cho mình thời lượng thích hợp nhất của các khoản mục trong danh mục tài sản và nguồn vốn. Dựa trên kinh nghiệm của mình, phòng Quản lý Nguồn vốn – Tài sản có thể làm được điều này.

- Lập mô hình bảng tính, thực hiện tối ưu hóa để có được danh mục tối ưu với DGAP = 0 trên cơ sở thời lượng từng khoản mục đã cố định.

- Từ giá trị danh mục tối ưu, tiến hành phân bổ lại các công cụ tài chính trong từng khoản mục tài sản Có, tài sản Nợ.

Chiến lược này có thể bảo vệ giá trị của Ngân hàng trước biến động lãi suất trong nhiều năm. Chỉ khi có nhu cầu thay đổi vốn chủ sở hữu hoặc khi các khoản mục phải điều chỉnh đột biến, Ngân hàng mới phải phân tích lại DGAP và lập danh mục tài sản/nguồn vốn mới.

§ TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phản ánh thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam hiện nay thông qua việc phân tích cơ chế lãi suất của NHNN, các chính sách lãi suất và các biện pháp phòng ngừa rủi ro mà các NHTM đang áp dụng.

Với số liệu hoạt động thực tế của DongA Bank, đề tài đã tiến hành đo lường rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy lãi và khe hở kỳ hạn với mô hình bảng tính trên Excel. Từ kết quả đo lường, các chiến lược phòng ngừa (chủ động và thụ động) được đề xuất với sự trợ giúp của phân tích độ nhạy, phân tích mô phỏng và mô hình tối ưu hóa.

Sự thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu, xử lý và chạy mô hình, ra quyết định từ kết quả tính toán đã cho thấy tính khả thi và ưu việt của các mô hình tái chình hiện đại trong quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, đặc biệt là thực tiễn Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP ĐÔNG Á

3

3..11..ThThiiếếttlậlậppvvààhohoàànntthhiiệệnnququyytrtrììnnhhququảảnnlýlýrủrủiiroro::

Trong chương 2, chúng ta đã nghiên cứu việc ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong công tác quản lý rủi ro lãi suất tại DongA Bank. Kết quả đạt được cho thấy, nếu biết phát huy và vận dụng sáng tạo sức mạnh của các mô hình, các NHTM sẽ bảo vệ được thu nhập lãi ròng cũng như giá trị vốn chủ sỡ hữu của mình trước môi trường lãi suất biến động. Không chỉ có giá trị về mặt lý thuyết, việc ứng dụng hoàn toàn khả thi trong thực tiễn, đặc biệt tại Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát chi tiết thực tế hoạt động cùng mô hình tổ chức của mỗi ngân hàng, một quy trình hoàn chỉnh (Hình 3.1 và 3.2) được thiết lập nhằm đảm bảo cho công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng diễn ra xuyên suốt và hiệu quả. Trong quy trình đó, các khâu chính sau cần được chú trọng thực hiện:

3.1.1. Tổ chức quản lý rủi ro

Tổ chức quản lý rủi ro là nội dung đầu tiên và đóng vai trò nền tảng cho toàn quy trình. Để công tác tổ chức đạt hiệu quả, hỗ trợ tốt cho các khâu sau, Ngân hàng cần:

(i) Lựa chọn và đào tạo các cán bộ ngân hàng có kiến thức chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất:Phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn và có kiến thức vững vàng về tài chính thì các cán bộ ngân hàng mới có thể tính toán và đánh giá được tổn thất của rủi ro lãi suất đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Trình độ hiểu biết về các nghiệp vụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi… ; các kỹ thuật giao dịch, kiến thức về thị trường tài chính cũng cần được trang bị và nâng cao dần cho đội ngũ nhân viên ngân hàng để họ có thể đề xuất biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ii) Xây dựng hệ thống thông tin, kế toán thống kê vững mạnh, chuyên nghiệp: Để đo lường chính xác rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê đầy đủ và chi tiết về danh mục tài sản Nợ, tài sản Có. Trong từng khoản mục, số liệu về thời gian còn lại, lãi suất đầu vào/đầu ra, giá trị của các luồng tiền thanh toán/thu vào ứng với từng kỳ hạn… là hết sức cần thiết đối với công tác lượng hóa rủi ro. Do đó, Ngân hàng phải có kế hoạch tổ chức tốt công tác kế toán – thống kê thống nhất và thường xuyên trong toàn hệ thống của mình.

(iii) Đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của phòng Kiểm soát nội bộ để toàn bộ quy trình quản lý rủi ro đạt được hiệu quả, trung thực và hợp lý.

Hình 3.1:MMôôhhììnnhhttổổcchhứứccqquuảảnnllýýrrủủiirroollããiissuuấấtt

(6) Dựa trên giải pháp đề xuất của phòng Quản lý rủi ro,phòng Quản lý nguồn vốnsẽ quyết định danh mục tài sản Có, tài sản Nợ tối ưu cần điều chỉnh trên cơ sở cân đối với năng lực tài chính hiện tại của ngân hàng; rồi báo cáo cho khối phòng nghiệp vụ lên kế hoạch thực hiện.

(7), (8) Trong suốt quy trình,phòng Kiểm soát nội bộthực hiện giám sát và kiểm tra sự tuân thủ chính sách quản lý rủi ro; đảm bảo tính trung thực, hợp lý trong cách đo lường cũng như giải pháp phòng ngừa. Định kỳ, các phòng ban liên quan báo cáo về quy trình quản lý rủi ro lên Ban Tổng giám đốc cũng như Hội đồng quản trị để có hướng điều chỉnh kịp thời.

T

Trrììnnhhttựựtthhựựcchhiiệệnn::

(1) Hội đồng quản trị (HĐQT) chỉ định điều hành cấp cao và thiết lập chiến lược quản trị rủi ro lãi suất đảm bảo nguyên tắc thận trọng, phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng.

(2)Ban Tổng giám đốccụ thể hóa quy trình và chính sách quản trị rủi ro lãi suất; đồng thời quy định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng ban có liên quan trong quy trình.

(3) Trên cơ sở thống nhất về quy trình quản trị rủi ro lãi suất trong toàn hệ thống,các phòng ban có liên quan trực tiếp đến danh mục tài sản Có, tài sản Nợ

tiến hành thống kê theo định kỳ (về giá trị, lãi suất áp dụng, thời gian đáo hạn) các khoản mục mà mình quản lý và báo cáo chophòng Quản lý nguồn vốn – ngân quỹ, tạo cơ sở cho việc xác định IS GAP, DGAP.

(4) Từ dữ liệu IS GAP, DGAP của phòng Quản lý nguồn vốn cũng như kết quả dự báo lãi suất của

phòng Nghiên cứu phát triển, công tác nhận dạng và lượng hóa rủi ro lãi suất sẽ được tiến hành bởiphòng Quản lý rủi ro.

(5) Sau khi ứng dụng các mô hình, kỹ thuật quản lý rủi ro hiện đại;phòng Quản lý rủi rosẽ đề xuất giải pháp phòng ngừa và báo cáo lại với phòng Quản lý nguồn vốncùngNghiên cứu phát triểnđể triển khai thực hiện.

Hình 3.2:TTổổnnggkkếếttqquuyyttrrììnnhhqquuảảnnllýýrrủủiirroollããiissuuấấtt TSC, TSN*: Tài sản Có, Tài sản Nợ. ● Xây dựng quy trình phù hợp với bộ máy tổ chức. ● Lựa chọn nhân sự có chuyên môn cao.

● Kiện toàn hệ thống thông tin – kế toán. ● Đảm bảo kiểm tra – giám sát hiệu quả.

Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất

R

Rủủiirroovvềềggiiáá::

● Giảm giá trị TSC, TSN. ● Giảm giá trị ròng của

ngân hàng.

R

Rủủiirroottááiiđđầầuuttưư::

● Chi phí lãi tăng. ● Thu nhập lãi giảm.

Nhận biết rủi ro & Dự báo lãi suất

M

Môôhhììnnhhtthhờờiillưượợnngg::

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)