Phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 47)

Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất ở hai cấp độ:vi môvĩ mô.

Phòng ngừa vi mô:phòng ngừa rủi ro lãi suất cho từng bộ phận tài sản Có hoặc tài sản Nợ một cách riêng biệt.

Phòng ngừa vĩ mô:phòng ngừa rủi ro lãi suất do sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản.

Xét về cách thức phòng ngừa, ngân hàng có thể dựa vào khe hở nhạy cảm lãi suất hoặc khe hở kỳ hạn thực tế để điều chỉnh danh mục tài sản Nợ, tài sản Có (gồm chiến lược chủ động và thụ động). Cách thức này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp vớimô hình mô phỏng và tối ưu hóa. Một cách khác linh động hơn làsử dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suấtnhư hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn (phần 3.2). Cả hai cách phòng ngừa này sẽ thực sự hữu ích khi thị trường tài chính càng phát triển và có tính thanh khoản cao.

3

3..22.. KiKiệệnntotoàànn phphưươơnnggphpháápp phphòònngg nnggừừaarủrủii rorolãlãii ssuuấấttbằbằnngg ccáácchhkếkếtt hợhợppcácácc kkỹỹththuuậậtt b

bảảoohhiiểểmmlãlãiisusuấấtt

Nguyên tắc chung trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các kỹ thuật bảo hiểm là ngân hàng tiến hành các giao dịch hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi… sao cholợi nhuận thu được từ các giao dịch này bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trên bảng cân đối tài sản do sự biến động lãi suất gây ra. Nếu lãi suất không như dự đoán thì tổn thất từ các giao dịch sẽ không ảnh hưởng đáng kể so với lợi nhuận thu được trên bảng cân đối tài sản. Trong khuôn khổ có hạn, đề tài sẽ tập trung vào cách thức ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nhìn chung, các công cụ được trình bày dưới đây đều có thể giúp các NHTM hạn chế được hai loại rủi ro lãi suất thường gặp là: "rủi ro về giá" và "rủi ro tái đầu tư". Việc sử dụng công cụ nào tùy vào sự phát triển của thị trường tài chính trong từng giai đoạn cũng như sự ưa thích và chuyên môn hóa của ngân hàng đối với các sản phẩm phái sinh khác nhau.

3.2.1. Hợp đồng lãi suất kỳ hạn

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là sự thỏa thuận của hai chủ thể về việc mua bán một số lượng công cụ tài chính với một mức giá (hay lãi suất) được thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao vào một ngày trong tương lai.

Nếulãi suất thị trường dự báo sẽ tăng (giá trái phiếu trên thị trường sụt giảm, trái phiếu đang nắm giữ sẽ chịu một khoản lỗ trên bảng cân đối tài sản), ngân hàng có thể bán kỳ hạn

các trái phiếutheo giá hiện tại. Khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn:

 Nếu lãi suất thực tế tăng, ngân hàng sẽ thực hiện bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận và mua lại số trái phiếu đã bán trên thị trường với mức giá thấp hơn. Khoản lợi nhuận này sẽ bù đắp khoản thua lỗ trên bảng cân đối tài sản. Kết quả là rủi ro lãi suất đối với ngân hàng bằng 0.

Nếulãi suất thực tế giảm, ngân hàng cũng phải thực hiện bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận và mua lại số trái phiếu đã bán trên thị trường với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, khoản lỗ về giá này được bù đắp bằng khoản tăng giá của trái phiếu trên bảng cân đối tài sản. Kết quả là rủi ro lãi suất đối với ngân hàng bằng 0.

Ngân hàng cũng có thể dùng hợp đồng kỳ hạn tiền gửi để phòng ngừa rủi ro tái đầu tư do chênh lệch về kỳ hạn giữa các khoản cho vay và huy động vốn. Bằng cách thỏa thuận với bên đối tác tại thời điểm hôm nay rằng, ngân hàng cam kết nhận và bên đối tác cam kết gửi một số tiền nhất định, với một mức lãi suất xác định trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai; ngân hàng đã tránh được rủi ro thanh toán khi lãi suất biến động.

3.2.2. Hợp đồng lãi suất tương lai

Hợp đồng lãi suất tương lai cũng là sự thỏa thuận về việc mua bán một số lượng công cụ tài chính với một mức giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao vào một ngày trong tương lai. Tuy nhiên, sự thỏa thuận trong hợp đồng tương lai diễn ra giữa nhiều chủ thể khác nhau, được thực hiện thông qua Sở giao dịch và các bên có thể chấm dứt hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào.

Hoạt động phòng chống rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai nhằm đạt 3 mục tiêu cơ bản:(i) Bảo vệ, tránh tổn thất giá trị chứng khoán và các khoản tín dụng có lãi suất cố định khi lãi suất thị trường tăng; (ii) Hạn chế chi phí vay vốn của ngân hàng; (iii) Ngăn chặn khả năng lãi suất của các khoản cho vay đầu tư giảm sút trong tương lai. Cụ thể:

Ngăn chặn tổn thất khi ngân hàng có ISGAP âm (Nợ nhạy lãi > Tài sản nhạy lãi) và lãi suất dự tính tăng: Không để cho chi phí vay vốn tăng và giá trị tài sản giảm.

Sử dụng nghiệp vụpphhòònnggcchhốốnnggtthhếếđđooảảnn:bánhợp đồng tương lai ở thời điểm hiện tại với mức giá F0

và sau đó mualại theo giá thị trường Fnmột hợp đồng tương tự tại thời điểm đáo hạn. Lợi nhuận F0

– Fn (sau khi trừ thuế và phí môi giới) sẽ được dùng để bù đắp những tổn thất trong giá trị thị trường của các tài sản (Hình 3.3).

Ngăn chặn tổn thất khi ngân hàng cóISGAP dương(Tài sản nhạy lãi > Nợ nhạy lãi) và lãi suất dự tính giảm: Hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính từ các khoản tín dụng và từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Sử dụng nghiệp vụ pphhòònnggcchhốốnnggtthhếếttrrưườờnngg: mua

hợp đồng tương lai tại thời điểm hiện với mức giá F0 và sau đó bán theo giá thị trường Fn một hợp đồng tương tự tại thời điểm đáo hạn. Lợi nhuận Fn

– F0(sau khi trừ thuế và phí môi giới) sẽ bù đắp sự sụt giảm thu nhập của ngân hàng (Hình 3.4).

Không chỉ loại trừ được rủi ro từ khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP), hợp đồng tương lai còn có thể "lấp đầy"khe hở kỳ hạn (DGAP)để bảo vệ giá trị ròng của ngân hàng trước biến động lãi suất. Gọi số lượng các hợp đồng tương lai cần thiết là NF, giá mỗi hợp đồng là PF, kỳ hạn hoàn vốn của chứng khoán cơ sở là DF; kỳ hạn hoàn vốn trung bình tài sản Có là DA, kỳ hạn hoàn trả trung bình tài sản Nợ là DL. Kết hợp các công thức trong phần (2.1.3), ta có công thức xác định số lượng các hợp đồng tương lai cần thiết để hạn chế toàn bộ rủi ro và bảo vệ giá trị ròng của ngân hàng2:

N =[D − k. D ]. A

D × P (3.2)

Nếu nghiệp vụ phòng chống của ngân hàng được gắn với một trạng thái cụ thể về tài sản Có hoặc tài sản Nợ thì các giao dịch tương lai sẽ không tạo ra thu nhập hay tổn thất đáng kể. Mặc dù trên thực tế các giao dịch tương lai tồn tại một loại"rủi ro cơ bản" (rủi ro do chênh lệch về lãi suất giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai) nhưng rủi ro này thường nhỏ hơn so với rủi ro lãi suất trên thị trường giao ngay. Do đó, các nghiệp vụ phòng chống bằng hợp đồng tương lai vẫn trở nên hữu ích đối với các ngân hàng.

3.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoán đổi lãi suất là một thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay lãi suất thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian nhất định. Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho phép các bên tham gia có thể chuyển đổi lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và làm cho thời lượng của tài sản Có, tài sản Nợ trở nên phù hợp hơn. Cơ chế thực hiện:

2Phần chứng minh được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3.1.

Vùng lợi nhuận F0 Fn 0 Lợi nhuận Tổn thất 0 Lợi nhuận Tổn thất F0 Fn Vùng lợi nhuận

Hình 3.3:Phòng chống thế đoản khi lãi

(i) Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để giảm chi phí huy động vốn của 2 ngân hàng có mức xếp hạng tín nhiệm khác nhau:

Xét 2 ngân hàng: Ngân hàng A có mức xếp hạng tín nhiệm cao (giả sử AAA) nên có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường mở với lãi suất thấp; ngân hàng B có mức xếp hạng tín nhiệm thấp (giả sử BBB) nên phải phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường mở với lãi suất cao. Qua một tổ chức trung gian, ngân hàng B sẽ thực hiện trao đổi các khoản thanh toán lãi với ngân hàng A: Ngân hàng B đồng ý thanh toán chi phí lãi vay dài hạn cố định cho ngân hàng A (chi phí lãi này vẫn thấp hơn chi phí khi ngân hàng B trực tiếp huy động vốn); ngược lại, ngân hàng A cam kết thanh toán cho ngân hàng B chi phí lãi vay ngắn hạn thả nổi (chi phí lãi này vẫn thấp hơn chi phí khi ngân hàng A trực tiếp huy động vốn).

Kết quả là ngân hàng A nhận được khoản vốn huy động với chi phí lãi vay dài hạn cố định nhưng sẽ phải thanh toán chi phí lãi vay ngắn hạn thả nổi áp dụng cho ngân hàng B.

(ii) Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để điều chỉnh sự bất cân xứng giữa thời lượng của tài sản Có và tài sản Nợ

Một ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản Có < kỳ hạn hoàn trả trung bình của tài sản Nợ) sẽ bị giảm sút giá trị ròng khi lãi suất thị trường giảm; và ngược lại, ngân hàng khác có khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản Có > kỳ hạn hoàn trả trung bình của tài sản Nợ) sẽ bị giảm sút giá trị ròng khi lãi suất thị trường tăng. Hai ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất: Ngân hàng có khe hở kỳ hạn dương (do kỳ hạn nợ thực tế quá ngắn) sẽ chuyển giao các khoản trả lãi biến đổi để lấy các khoản trả lãi cố định. Ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (do kỳ hạn tài sản thực tế quá ngắn) sẽ chuyển giao các khoản thu nhập có lãi suất biến đổi để lấy các khoản thu nhập dài hạn có lãi suất cố định.

3.2.4. Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Quyền chọn lãi suất là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hay bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Chức năng và cách thức phòng chống rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn được thể hiện như sau:

Ngăn chặn tổn thất khi ngân hàng có ISGAPâm(Nợ nhạy lãi > Tài sản nhạy lãi) và lãi suất dự tính tăng: Không để cho chi phí vay vốn tăng và giá trị tài sản giảm.

M

Muuaa hhợợpp đđồồnngg qquuyyềềnn bbáánn: Lãi suất tăng sẽ làm

giảmgiá trị thị trường của các chứng khoán xuống mức Fn, ở dưới mức giá thỏa thuận S. Ngân hàng sẽ mua các chứng khoán với giá Fn và bán cho người phát hành quyền với giá S. Lợi nhuận S – Fn(trừ đi quyền phí và thuế) sẽ bù đắp một phần tổn thất do chi phí trả lãi tăng do lãi suất tăng (Hình 3.5). Ngăn chặn tổn thất khi ngân

hàng có ISGAP dương (Tài sản nhạy lãi > Nợ nhạy lãi) và lãi suất dự tính giảm: Hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính từ các khoản tín dụng và từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

M

Muuaa hhợợpp đđồồnngg qquuyyềềnn mmuuaa: Lãi suất giảm sẽ làm

tănggiá trị thị trường của các chứng khoán đến mức Fn; tạo cơ hội cho ngân hàng thu lợi Fn – S (trừ đi quyền phí và thuế). Lợi nhuận này sẽ bù đắp một phần tổn thất về thu nhập lãi do lãi suất giảm, (Hình 3.6).

Khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ các giao dịch quyền chọn sẽ bù đắp tổn thất về thu chi lãi khi lãi suất thay đổi. Nếu lãi suất không vận động đúng như dự đoán thì ngân hàng chỉ chịu lỗ đúng bằng quyền phí, nhưng lại được lợi từ danh mục tài sản Có, tài sản Nợ của mình. Vì thế, có thể nói, hợp đồng quyền chọn là một công cụ khá lý tưởng cho các ngân hàng trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất.

3

3..33..KiKiếếnnngnghhịịđđốốiivớvớiiCChhíínnhhphphủủ,,NgNgâânnhàhànnggnhnhàànưnướớccvàvàcácáccBộBộngngàànnhhliliêênnqquuaann 3.3.1. Về cơ chế điều hành lãi suất

Trong chương 2, chúng ta đã được tìm hiểu về các cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua. Từ cuối tháng 2/2010, cơ chế lãi suất thỏa thuận đã được tái áp dụng đối với các khoản cho vay trung dài hạn, song song đó là giới hạn trần lãi suất đối với huy động và cho vay ngắn hạn; lãi suất cơ bản vẫn được duy trì và công bố định kỳ hàng tháng nhằm định hướng thị trường. Có khá nhiều tranh luận xung quanh cơ chế điều hành này liên quan đến việc nên tiếp tục bỏ hay không bỏ trần lãi suất, lãi suất cơ bản? Trên cơ sở nghiên cứu kỹ

Lợi nhuận - Quyền phí 0 S Fn Vùng lợi nhuận Vùng lợi nhuận Fn S Lợi nhuận - Quyền phí 0

Hình 3.6:Mua hợp đồng quyền mua khi lãi suất thị trường giảm

Hình 3.5:Mua hợp đồng quyền bán khi lãi suất thị trường tăng

lưỡng chính sách lãi suất và tác động của lãi suất đến công tác quản trị rủi ro của các NHTM, đề tài xin đưa ra một số khuyến nghị sau về cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian tới:

(

(ii))TTrrầầnnllããiissuuấấtthhuuyyđđộộnnggnnêênnđđưượợccggỡỡbbỏỏvvààtthhựựcchhiiệệnncchhoovvaayyccáácckkhhooảảnnnnggắắnnhhạạnntthheeoollããii s

suuấấtttthhỏỏaatthhuuậậnn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù cơ chế lãi suất thỏa thuận được kỳ vọng sẽ giúp các NHTM hưởng lợi và sẽ cho vay nhiều hơn, triển vọng nền kinh tế sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp có đủ vốn làm ăn. Tuy nhiên, lãi suất đầu ra đã mở theo cơ chế thỏa thuận, nhưng lãi suất đầu vào vẫn bị bó buộc bởi trần lãi suất huy động 10,5%. Điều này dẫn đến: mặt bằng lãi suất huy động xoay quanh 10,499%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Người gửi tiền khi nhìn vào con số này đã hình thành tâm lý lãi suất sẽ còn tăng, từ đó chỉ gửi ngắn hạn nhằm chuyển sang gửi lãi suất cao khi ngân hàng tăng lãi suất. Không thể huy động được nguồn vốn trung dài hạn, các NHTM đã chuyển

Một phần của tài liệu Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 47)