Trong thời kỳ đầu thực hiện hạch toán kinh doanh, các NHTM bị hạn chế về vốn, hoạt động kinh doanh còn sơ khai và phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NHNN. Nhưng đến nay với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn với lãi suất linh hoạt, hiệu quả, có tính cạnh tranh, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất luỹ tiến,… Mở rộng quan hệ khách hàng, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, mở rộng dịch vụ mới để thu hút khách hàng: ebanking, phát hành thẻ…Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với nhiều định chế tài chính khác nhau nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức của các tổ chức tín dụng ở Hà Nội vẫn đạt mức cao. Năm 2007 đạt 350.834 tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2006 và trên 100% so với năm 2005. Trong đó, tốc độ tăng vốn huy động có xu hướng tăng nhanh đối với khối NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài. Cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khối các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tương ứng năm 2006 là 15,3% - 10,2% - 1,1% lên 25,7% - 11,5% -
1,4% năm 2007, giảm tỷ trọng đối với khối NHTM nhà nước từ 72,4% năm 2006 xuống 59,9% năm 2007.
Bảng 2.4 Diễn biến vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 175.227 251.123 350.834
1. Theo cơ cấu tiền gửi
Tiền gửi dân cư 78.668 112.920 144.186 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 96.559 138.203 206.648
2. Theo loại tiền gửi
Tiền gửi bằng VND 119.520 171.975 256.372 Tiền gửi bằng ngoại tệ 55.707 79.148 94.463
(Nguồn: Phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng cao, đặc biệt năm 2007 đạt tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong vòng 10 năm (năm 1997 tăng 22,7%, 2003 tăng 27,4%, 2006 tăng 33,6% và năm 2007 tăng 38,6%). Khối các NHTM cổ phần có tốc đọ tăng dư nợ tín dụng cao nhất, tiếp đến là các công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng nhà nước và ngân hàng liên doanh.
Biểu 2.5 Diễn biến dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ tín dụng 91.977 122.910 183.023
1. Phân theo kỳ hạn nợ
Dư nợ ngắn hạn 53.931 77.178 122.050
Dư nợ trung và dài hạn 38.046 45.732 70.973
2. Phân theo loại tiền cấp tín dụng
Dư nợ bằng ngoại tệ 32.211 41.362 61.585
(Nguồn: Phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)
Bên cạnh việc tiếp tục cho vay các doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư dự án, phát triển sản xuất…các NHTM, đặc biệt NHTM cổ phần đang mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà trả góp, xây nhà, sửa nhà, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán... Cơ cấu cho vay tiếp tục được điều chỉnh. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm và mở rộng cho vay khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Năm 2005 là năm đầu tiên các tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 của Thống đốc NHNN. Các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được áp dụng chặt chẽ hơn nên tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 3,5%/tổng dư nợ và giảm vào các năm sau - đều dưới 3%: năm 2006 là 2,8% và năm 2007 là 2,5%/tổng dư nợ.
Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng và ngân quỹ được triển khai rộng rãi, khối lượng tiền thanh toán qua hệ thống ngân hàng đều tăng qua các năm. Các dịch vụ ngân hàng mới tiếp tục phát triển và thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới quá nhanh và cho vay còn nhiều sai phạm nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác do trình độ công nghệ kỹ thuật còn thấp, khả năng quản lý, năng lực chuyên môn của nhân viên còn hạn chế nên các sản phẩm dịch vụ mà các NHTM ở Hà Nội cung cấp vẫn còn là các dịch vụ truyền thống, hiệu quả hoạt động thanh toán chưa cao.