Tác động của quan hệ thương mại đến sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 32 - 35)

Hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc dã có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sản xuất hàng hóa nói riêng. Việc mở rộng quan hệ thương mại đã kích thích một số nghề thủ công trong nước phát triển, đặc biệt là những nghề như ươm tơ, dệt, gốm, làm đường… Các sản vật tự nhiên trong nước được xuất khẩu nhiều và có giá trị cao hơn. Sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa làm cho sản xuất thủ công và sản xuất nông nghiệp ở nước ta bớt đi tính tự cấp tự túc lạc hậu. Việc mua bán trao đổi đẩy nhanh sự lưu thông hàng hóa trong nước, thúc đẩy hoạt động và tăng thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho ccasc thương nhân người Việt.

Kể từ thời tiền sử cho đến thời điểm đầu thế kỷ XX, vùng cửa khẩu Lào Cai có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chủ quyền của nước ta; mặc dù có những lúc còn xem nhẹ tầm quan trọng của nó. Sự tăng trưởng của một nền ngoại thương ở mỗi quốc gia Việt Nam và Trung Quốc phải tính đến lượng hàng hóa xuất nhập với khối lượng tương đương ở cả hai chiều. Quan hệ thương mại Việt Trung thời gian này có những bước phát triển đặc biệt, nhưng nó vẫn mang tính chất đơn phương, một phía, nó có vẻ bị động do không có sự thúc đẩy của cơ sở kinh tế bên trong. Tính chất này còn bị quy định bởi chính sách ngoại thương lạc hậu của nhà nước. Sự cấm đoán, ngăn cản của nhà nước vì muốn quản lý các công dân và bảo vệ những nguồn lợi thuế cho triều đình. Vốn liếng của thương nhân người Việt còn quá ít. Tác dụng thúc đẩy của thương mại Việt - Trung giai đoạn (1802 - 1897) đối với nền kinh tế nước ta vượt xa sự mong đợi của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Song rõ ràng nếu không có sự “mở cửa” của nhà nước thì cũng không có sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Nhờ mở cửa, trao đổi buôn bán Việt - Trung phát triển nhanh chóng hình thành các trung tâm buôn bán sầm uất. Đó là Lào Cai - Trung Tâm buôn bán phía Tây Bắc của Việt Nam. Lào Cai vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XIX đã là một khu phố khá sầm uất. Năm 1886, dân số chỉ vài trăm người, năm 1907 tăng

lên gần 2000 người. Đô thị Lào Cai thực sự trở thành một trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị của toàn tỉnh Lào Cai, đáp ứng nhu cầu mở cửa, trao đổi buôn bán với Vân Nam - Trung Quốc. Thời nhà Nguyễn việc khai mỏ cũng được chú trọng. Châu Thủy Vĩ đẩy mạnh việc khai mỏ vàng ở động Cam Đường, khai mỏ đồng ở Trình Lạng và Sơn Yên, khai mỏ sắt, lưu hoàng ở Khánh Yên, Bảo Hòa, châu Văn Bàn. Khai khoáng phát triển thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa qua biên giới, trao đổi sản phẩm giữa miền ngược với miền xuôi. Hệ thống chợ phiên vùng biên cương được mở rộng. Các chợ buôn bán khá sầm uất là các chợ giáp biên như: Si Ma Cai, Pha Long, chợ Chậu (Mường Khương), chợ Bảo Thắng (Lào Cai).

Lào Cai là cầu nối, là điểm giao lưu văn hóa và kinh tế giữa miền ngược với miền xuôi, giữa Việt Nam với Trung Quốc. Vì vây, sau khi mở cửa năm 1885, đồng bào các dân tộc Lào Cai sớm có truyền thống năng động, có tinh thần học tập kinh nghiệm, tiếp thu văn hóa, khoa học kỹ thuật mới. Tuy còn bị chi phối bởi nền kinh tế tự cung tự cấp, bởi quan niệm trọng nông ức thương của phong kiến Việt Nam, nhưng nhân dân các dân tộc Lào Cai đã tích lũy những kinh nghiệm buôn bán, hoạt động thương trường ở vùng cửa khẩu.

Tiểu kết:

Quan hệ giao lưu buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc được triều đình phong kiến Nguyễn đặt trong những quy định rất ngặt nghèo. Đầu tiên là các Hoa Kiều đến cư ngụ tại Việt Nam và các người Minh Hương. Họ đều được hưởng quyền tự do thương mại và tự do kinh doanh, tuy nhiên Chính phủ áp dụng một vài hạn chế đối với hoạt động của họ.Trước hết, để ngăn chặn sự xuất cảng lậu lúa gạo và nhập khẩu lậu thuốc phiện, năm 1837, Chính phủ ra lệnh vĩnh viễn cấm người Thanh cùng người Minh Hương đóng thuyền vượt biển. Lệnh cấm này được nhắc lại một cách rõ rệt vào năm 1838. Sau cùng, các

thương nhân người Trung Quốc cũng không được mua tư đường cát, tuy thường dân được quyền mua bán riêng loại hàng này.

Thứ hai, các thương nhân Trung Quốc sang buôn bán: Họ bị quản chế bởi các quan viên của ti Tào chính. Khi các thương thuyền Trung Quốc rời cảng Việt Nam, quan viên phải khám xét xem họ có mang theo vàng bạc, thóc gạo, vật cấm, nếu không thì mới cho thuyền đi… Guồng máy hành chính của nhà Nguyễn, như thế cản trở rất nhiều các hoạt động của các thương gia trong thế kỷ XIX, hoạt động mậu dịch của Việt Nam với các quốc gia láng giềng không thể phát triển tự do.

Trao đổi kinh tế Vân Nam - Lào Cai qua lưu vực sông Hồng phát triển khá mạnh .Trên các cửa quan dọc sông Hồng đều có mức thu thuế cao nhất toàn quốc. Cửa quan Bảo Thắng thu 43.000 quan tiền thuế - đứng thứ ba toàn quốc (năm 1819). Tiền thuế thu được ở Bảo Thắng quan minh chứng cho mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế - văn hoá giữa hai tỉnh Lào cai và Vân Nam thời phong kiến.

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRAO ĐỔI KINH TẾ THƯƠNG MẠIVIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC LÀO CAI GIAI ĐOẠN (1897 - 1945)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w