Chính sách thương mại của chính quyền nhà Nguyễn giai đoạn (1802 1897)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 25 - 30)

Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn ánh đặt niên hiệu là Gia Long(1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840) đến Triệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883) kế tiếp sau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển được theo triều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân, của các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Vì những nguyên nhân địa lí, cũng vì phân phối những họat động thủ công trong những làng chuyên nghiệp, mọi thứ hàng hoá không thể có được trong tất cả mọi làng hay tất cả mọi vùng. Vì thế trong nước đã có những luồng mậu dịch khá mạnh cho phép trao đổi hàng hoá và thổ sản giữa những làng những vùng khác nhau: các loại gỗ, sơn, măng tre của miền Thượng chẳng hạn, được hoá đổi với nước mắm, cá khô, muối, vôi trong các chợ của miền xuôi. Các sản phẩm thường được mua bán trong các chợ miền châu thổ là các loại vải dệt, đồ gốm, cau, rượu đường, các nguyên liệu dùng trong công nghệ… Gạo của các tỉnh Nam Kì sản xuất có thừa đã được đưa tới các tỉnh miền Bắc và miền Trung với số lượng quan trọng . Tuy nhiên, để giữ giá gạo ổn định và ngăn ngừa sự đầu cơ, chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc buôn gạo :Muốn chuyên chở gạo từ tỉnh này qua tỉnh khác, các nhà buôn phải được giấy phép cấp bởi quan địa phương; riêng đối với các thuyền chở gạo về Kinh, có thể chở gạo đến bán tại những hạt giáp giới ( Quảng Nam, Quảng Trị ) nếu tại đó giá gạo cao, nhưng cũng phải trình rõ cho địa phương sở tại biết [1 ;quyển 167]. Việc xuất cảng gạo

ra nước ngoài bị nghiêm cấm kể từ thời vua Gia Long và qua các triều vua, nhiều đạo dụ thường nhắc lại điều cấm này: “Đã nhiều lần xuống dụ nghiêm

cấm thuyền buôn lén chở gạo cho lái buôn nhà Thanh và nước ngoài… thóc gạo do đất nước ta sản xuất ra, chỉ nên để dân ta dùng, há nên chuyển bán đi xứ khác, mình nhận gầy để nuôi béo người …” (1; tập 4; 889).

Ở nước ta, phần lớn các sự trao đổi, buôn bán giữa các vùng miền hiện bằng đường nước: kênh rạch, sông ngòi trong các châu thổ là những con đường giao thông và vận tải được sử dụng nhiều nhất. Dưới thời Gia Long việc làm đường sá và đào kênh ngòi rất được chú trọng. Các con đường lớn và các kênh ngòi thực hiện bởi Gia Long góp phần hữu hiệu vào sự phát triển của thương nghiệp và công nghiệp, nhờ chúng mà Đàng Trong, Đàng Ngoài được nối liền với nhau, cho phép có những sự liên lạc thường xuyên giữa hai xứ, không phải phụ thuộc với gió mùa.

Để ổn định mậu dịch chính phủ đã quy định các đơn vị đo lường: đơn vị chiều dài là thước, bằng 22 lần đường kính một đồng tiền; đơn vị trọng lượng là tạ, nặng bằng trọng lượng của 42 quan tiền; đơn vị dung tích chính thức là hộc dùng để đong thóc trong các kỳ thu thuế. Các mẫu của các đơn vị đo lường này được đặt tại bộ Hộ, và bộ Hộ cấp các tiêu chuẩn cho các quan tỉnh , để các quan tỉnh phân phát cho các thôn xã, thợ thủ công và thương gia. Pháp luật trừng trị nặng nề những ai chế tạo hay sử dụng những cân thước không đúng mực.

Về sự quản chế ngành thương mại quốc tế: Việc buôn bán với ngoại quốc được kiểm tra chặt chẽ bởi hai cơ quan của chính phủ. Ti Hành nhân, có nhiệm vụ lường xét giá hàng hoá ngoại thương, cùng cân lường các hàng hoá xuất nhập cảng.Ti Tào chính, có nhiệm vụ kiểm soát thời hạn và hành trình vận tải đường thuỷ, đảm trách các ngạch thuế thuyền bè. Nếu có thuyền buôn nước ngoài đến Kinh và Quảng Nam (Hội An, Đà Nẵng) các chức quan coi về Tàu vụ phải đến khám xét và thu thuế; còn ở các thành và dinh trấn, quan địa phương theo lệ thu thuế, nhưng giấy tờ sổ sách được tập trung tại Ti Tào chính.Ngoài

hai cơ quan này, ở Đà Nẵng còn còn được đặt nha Thượng bạc để thực hiện các sự mậu dịch của chính phủ với các thương gia ngoại quốc.

Sự ra vào quốc cảng của khách buôn ngoại quốc được kiểm soát gắt gao. Đối với thương nhân Hoa kiều Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 40 năm 1810 chép rằng: “truyền cho hai phố Thanh Hà, Hội An phải xét hỏi các

khách buôn Tàu; phàm người Tàu đến buôn cứ, tháng 3, tháng 4, trở về nước, nếu muốn ở lại hay xin đi với khách mua bán, Địa bảo phải bảo kiết, có quan sở tại cấp bằng; nếu ai thiện tiện tự ý khứ lưu bị tội”.

Dưới triều vua Gia Long, thương nhân ngoại quốc không phân biệt người Thanh hay người Tây phương có thể tới mọi hải cảng để thông thương, với điều kiện phải tới Hội An hay Đà Nẵng làm xong thủ tục nhập cảng đã. Nhưng, kể từ thời kỳ vua Minh Mạng trở đi, tàu buôn Tây Phương chỉ còn được phép tới đậu tại cửa biển Đà Nẵng mà thôi, còn không được đi buôn bán tại các cửa biển khác [8; 222].

Thương thuyền đến hải cảng, công việc của thuyền trưởng làm trước hết là kê khai các hoá hạng để chịu thuế . Có hai loại thuế các thuyền buôn phải trả là:

+ Thuế nhập cảng: Các thương truyền ngoại quốc vào các cửa biển buôn bán trước hết là phải trả thuế cảng. Thuế này được sửa đổi luôn bởi chính phủ năm 1789; lệ thuế cảng được áp dụng đối với thuyền buôn của người Thanh phân biệt nơi xuất xứ [1; quyển 4].

Thuyền Hải Nam: tiền thuế 650 quan Thuyền Triều Châu : tiền thuế 1.200 quan Thuyền Quảng Đông : tiền thuế 3.300 quan

Thuyền Phúc Kiến : tiền thuế 2.400 quan Thuyền Thượng Hải: tiền thuế 3.300 quan

Nghĩ rằng không phân biệt trọng lượng của các loại thuyền mà mà đánh thuế đều nhau thì không hợp với lẽ công bằng, vua Gia Long mới xuống dụ đánh thuế các thương thuyền ngoại quốc theo thước tấc chiều ngang của các thương thuyền ấy.

+ Thuyền ngoại quốc đến Kinh thành hay Đà Nẵng, các hạng thuyền ngang từ 14 đến 25 thước, thuế cảng và lễ mỗi thước 96 quan và mỗi thước 9 quan 6 tiền ; các hạng thuyền ngang 14 thước trở xuống, tiền thuế mỗi thước 60 quan.

+ Thuyền ngoại quốc đến Sài Gòn hay một hải cảng khác , Các hạng thuyền từ 14 đến 25 thước , thuế cảng và lễ mỗi thước 160 quan; các hạng thuyền bề ngang 14 thước trở xuống, thuế cảng và lễ mỗi thước 100 quan.

Dưới triều Minh Mạng và Thiệu Trị, thuế biểu nói trên được sử đổi lại ; tại quảng Nam thuyền Tây dương mỗi thước bề ngang đánh thuế 112 quan. Thuyền phúc kiến, mỗi thước bề ngang chịu thuế 63 quan, thuyền Triều Châu 99 quan, thuyền Quảng Châu 81 quan (1; quyển 40].

+ Thuế hoá hạng đánh lên các loại hàng nhập cảng và xuất cảng. Nếu các loại đường cát nhiều khi được miễn thuế, những thổ sản như ngà voi, sừng tê, đậu khẩu, sa nhân, quế, hạt tiêu, gỗ nhuộm, gỗ mun, gỗ chác , phải trả thuế xuất cảng là 5% giá hàng; các loại ván gỗ đóng thuyền; cột buồm muốn mua phải đóng thuế 10%.

Triều đình quy định nghiêm ngặt một số hàng hoá bị cấm xuất cảng: Trầm hương, kì nam, vàng bạc, tiền đồng. Gạo chỉ được đong để ăn, cứ mỗi người trong thuyền được phép đong 100 kg gạo,nhưng phải trả theo giá của chính phủ (năm 1806 là 3 quan). Kể từ năm 1837 trở đi, vì các lái buôn nhà

Thanh mua sa ở Hà Nội và các tỉnh đem về nhuộm lại, rồi đóng giả làm hàng Trung Quốc, đem bán để lấy lời nhiều. Vua sắc cho “từ nay về sau phàm dân gian dệt được các thứ hàng tơ nam như: lĩnh, lụa, sa, trừu và tơ cân, không cứ tơ sống hay chín, đều không được bán cho nhà buôn Thanh và người buôn Tây phương để xuất khẩu” [1; tập 5; 34].

Trong số các loại hàng nhập cảng, những thứ hàng nào liên hệ đến việc binh như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm tiêu, lưu hoàng phải bán thẳng cho chính phủ cẩm bán riêng cho tư nhân. Nha phiến trong lâu năm phải bán nhập cảng, hoặc đôi khi được tha cấm nhưng bị đánh thuế rất nặng.

Chủ thuyền phải nộp tất cả các loại thuế trước khi được phép cấp hàng lên thuyền. Dưới thời vua Gia Long, thuế có thể được nộp bằng đồng bạc phiên, theo giá một đồng bạc tiền ăn 1 quan 5 tiền. Năm 1840, vua Minh Mạng định là thuế phải nộp một nửa bằng bạc.

Ta nhận thấy, các hoạt động của ngành nội thương và nền ngoại thương đều được chính phủ hết sức quan tâm, chú trọng, hoạt động mậu dịch quốc tế được kiểm tra nghiêm ngặt, chặt chẽ. Triều đình thường xuyên đưa ra những đạo dụ nghiêm cấm những hoạt động gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, đảm bảo quyền lợi của nhân dân, của cải lái buôn người Việt…

Sự thống nhất các đơn vị đo lường trên toàn quốc và các cải cách tiền tệ đã góp phần cho phép thương nghiệp phát triển một phần nào vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, guồng máy hành chính của chính phủ cản trở nhiều các sự trao đổi hàng hoá, cũng như nó đã cản trở sự phát triển của ngành khai mỏ hay thủ công nghệ. Trên toàn bộ lãnh thổ, chính phủ thiết lập tất cả một hệ thống trạm kiểm soát đường thuỷ và đường bộ, gọi là những sở tuần ti, ở đó các thương gia phải trả thuế, nhà buôn cũng không thể không thông hành nếu không có bằng cấp bởi quan địa phương. Bên cạnh đó, chính sách ức thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của thương nghiệp, chính sách thuế khoá và thể lệ kiểm soát nghiêm ngặt, phúc tạp. Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài suy

giảm. Nhà nước chủ trương “đóng cửa”, không buôn bán với các nước phương Tây.

2.2. Tình hình trao đổi kinh tế thương mại qua khu vực lào Cai giaiđoạn (1802 - 1897)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w