Tình hình trao đổi kinh tế thương mại qua khu vực lào Cai giai đoạn (1802 1897)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 30 - 32)

Trao đổi kinh tế thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào cai giai đoạn này chủ yếu được thực hiện trên tuyến sông Hồng. Sông Hồng là côn đường giao chính cho con người đi lại giao lưu văn hoá từ Vân Nam ( Trung Quốc ) đến Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh khác.

Hoạt động trao đổi kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội qua lưu vực sông Hồng phát triển khá mạnh. Năm Gia Long thứ 18 (1819) , các cửa quan lưu vực sông Hồng đều có mức thu thuế cao nhất toàn quốc. Cửa quan Trình Xá( Sơn tây ) khu 86. 150 quan, cửa quan Mễ Sở (Hà Nội) thu 72. 730 quan, cửa quan Bảo Thắng thu 42.100 quan, (đứng thứ 3 toàn quốc [2 ; 445 - 446 – 449]

Triều Nguyễn quy định thuyền buồn đi qua nhiều sở thuế thì chỉ nộp thuế ở cửa quan đầu tiên nhưng nếu trong năm đi buôn nhiều lần thì lần nào cũng bị đánh thuế ; chính phủ không chực tiếp đứng ra thâu các thuế mà đánh lên các sự mậu dịch, mà để cho tư nhân lãnh trưng. Tuy nhiên sự lãnh trưng này gây nên nhiều lạm dụng, vì những người lãnh trưng hàng năm cứ đổi giá cũ mà thầu cao lên để trúng thầu; khi trúng thầu rồi họ thu qua xuất thuế 1/40, giá hàng, nhiều khi lên đến 1/ 10 hay 2/10. Năm 1844, để ngăn chặn những tệ đoạn ấy , chính phủ phải định là sẽ lấy giá thuế trung bình của những năm trước, ai muốn lãnh trưng phải theo y như giá, nếu không sẽ giao tỉnh sở tại phải thuộc trưng thầu (8 ; 217). Nhờ những quan tâm này,mỗi năm chính phủ thu được những số thuế quan trọng. Vào năm 1837 các cửa quan trên dọc sông Hồng có mức thuế như sau: Cửa quan Trinh Xá (Sơn Tây) thu 102.852 quan ( mức thu cao nhất toàn quốc); Cửa quan Bảo Thắng thu 17.099 quan - 3.610 lạng bạc [8; 218].

Tiền thuế thu được ở các cửa quan (sở thuế), dọc sông Hồng, đặc biệt là ở Bảo Thắng quan là một minh chứng cho mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế -văn hoá giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam thời phong kiến. Đến giữa thế kỷ XIX , đường giao thông từ Côn Minh đến Mông Tự Mạn Hảo (đường Ngựa ) và Từ Mạn hảo qua Lào Cai về Hà Nội (đường thuỷ), Trở thành tuyến đường quan trọng trao đổi buôn bán giữa Vân Nam và Bắc Bộ Việt Nam. Lào cai trở thành một cửa khẩu lớn thứ ba trong toàn quốc. “Có tuần ti Nguyên

đương trông nom việc thu thuế muối, hàng năm thu được một ngàn lạng bạc”[ 6;

331]. Có Năm thu tới 10 ngàn thuế quan. Việc buôn bán ở Lào Cai khá tấp nập. Các thương nhân từ phủ khai hoá Trung Quốc sang, từ dưới tỉnh lị Hưng Hoá theo đường sông lên buôn bán. bình quân mỗi tháng đầu thập kỷ 80 thế kỷ XIX Có tới 30 - 40 lượt thuyền cập bến Lão Nhai. Lào Cai trở thành phố, có chợ, Có bến đò , có cửa hàng, cửa hiệu. Quá trình đô thị hoá bước đầu đã diễn ra ( 12; 11). Hàng xuất khẩu của các tỉnh Bác Bộ Việt Nam qua Lào Cai Sang Vân Nam chủ yếu là muối, thuốc lá, hàng tiêu dùng và nhập khẩu chè, thuốc, đồng, thuốc nổ, vũ khí, thuốc phiện … Mỗi năm trên tuyến sông hồng có khoảng 1.500 đến 2000 thuyền buôn vận chuyển hàng hoá ngược xuôi.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam , tuyến giao thông từ Cô Minh đến Lào Cai và Hà Nội bị đình trệ. Mãi đến năm 1885, sau khi ký hiệp ước Trung - Pháp, Vân Nam mở cửa, quan hệ buôn bán kinh tế trên tuyến đường Côn Minh- Mạn Hảo - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Điều khoản 5 hoà ước Thiên Tân (1885) có ghi: Thương nhân

Pháp và dân bảo hộ của Pháp và thương nhân Trung Hoa ở Bắc Kỳ được phép nhập và xuất khẩu qua biên giới trên bộ giữa Trung Hoa và Bắc Kỳ. Tuy nhiên phải được tiến hành trên một số điểm sẽ được xác định sau này, trong đó việc lựa chọn các mặt hàng và số lượng hàng xuất khẩu sẽ tương ứng với phương hướng và tầm quan trọng của việc buôn bán giữa hai nước. Về phương diện này phải tính đến các quy định hiện hành trong nội bộ vương quốc Trung Hoa, dù

sao đã có hai điểm trên biên giới Trung Quốc, một ở phía Lào và một điểm nữa ở Lạng Sơn…” [9 ; 256, 257].

Như vậy, việc giao lưu buôn bán giữa Vân Nam – Việt Nam qua khu vực Lào Cai ngay từ đầu đã được thực dân Pháp chú ý và có biện pháp tích cực nhằm vơ vét nhiều hơn nữa những khoản lợi nhuận do buôn bán đem lại. Triều đình nhà Thanh và chính quyền Pháp bước đầu buôn bán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên tuyến giao thông huyết mạch từ Vân Nam qua Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Những năm 1886 đến 1890, người Pháp đã chi hàng vạn Frăng nạo vét dòng sông Hồng, phá bỏ các giải đá ngầm.Ngày 24/ 7/1889 chuyến tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên trên tuyến sông Hồng được tổ chức an toàn. Trước khi có tàu hơi nước, chỉ bằng thuyền buồm, từ 18 đến 25 ngày, thuyền từ Mạn Hảo đã đến được cửa biển Hải Phòng.Cả đường bộ, đường thuỷ, hàng vận chuyển qua tuyến sông Hồng đến Hương Cảng (Trung Quốc) chỉ mất 30 ngày. Nhưng từ khi chạy bằng tàu hơi nước, từ Mạn Hảo qua Lào Cai và Hải Phòng chỉ mất 7 ngày.

Năm 1888, mặc dù tình hình chiến sự vẫn diễn ra ác liệt, thực dân Pháp bị tấn công ở nhiều nơi, nhưng tình hình buôn bán ở cửa khẩu Lào Cai vẫn nhộn nhịp: trong tháng 2 có 200 ngựa thồ rời Phố Lu và 400 ngựa thồ rời Lào Cai để vận tải muối, hàng hoá quá cảnh. Ty thuế quan ở Lào Cai có ghi các số thu nhập sau:nhập cảng 330 quan,xuất cảng 9699,9 quan, quá cảnh Lào Cai đi Vân Nam là 77.987 quan. [12; 16]

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung qua khu vực Lào Cai từ 1802 đến 1945 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w