Các yếu tố lợi thế của dự án (i) Địa điểm thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Áp dụng các kiến thức được học tập vào thức tế và trong công tác làm sao để cho nhân viên có thể đạt được năng lực tốt nhất để làm việc (Trang 38 - 43)

III. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 1 Pháp lý dự án đầu tư

3. Các yếu tố lợi thế của dự án (i) Địa điểm thực hiện dự án

(i) Địa điểm thực hiện dự án

- Địa điểm đầu tư trên đảo Mỹ Giang, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh

Khánh Hòa được công ty liên doanh TNHH kho ngoại quan Vân Phong lựa chọn với diện tích đất 56 hecta là một trong số rất ít địa điểm của Việt Nam có lợi thế về cảng nước sâu, về diện tích mặt bằng để xây dựng kho, các điều kiện kiểm tra, kiểm soát và giám sát hàng hóa ngoại quan, phù hợp về môi trường, …Ngoài ra, do nằm trong tổng thể khu kinh tế Vân Phong, dự án còn được hưởng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ở mức độ cao của khu kinh tế.

- Khu kinh tế Vân Phong rộng 150 ngàn hecta, được qui hoạch để trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản, các ngành kinh tế khác và xây dựng các khu đô thị.

- Khu kinh tế Vân Phong ra đời sẽ phát triển cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Nhơn Hội để sau năm 2010 tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng truởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của khu vực Nam

Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.

- Ngoài các điều kiện cơ sở hạ tầng, các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động kinh doanh tại khu kinh tế Vân Phong trong các lĩnh vực được Pháp luật cho phép còn nhận được sự khuyến khích và bảo hộ của Chính phủ Việt Nam.

 Khu kinh tế Vân Phong hội tụ các điều kiện để trở thành một Singapore của Việt Nam trong tương lai không xa. Nằm trong Khu kinh tế Vân Phong, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong được thừa hưởng những ưu đãi điều kiện tự nhiên và xã hội của Khu kinh tế để trở thành một kho trung chuyển xăng dầu lớn của Việt Nam và khu vực, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển chung của Khu kinh tế.

(ii) Hình thức và các tiêu chuẩn chất lượng đầu tư

- Để tranh thủ vốn, kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, đồng thời với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các bên tham gia đã quyết định lựa chọn hình thức thành lập Công ty Liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong.

- Công nghệ kho xăng dầu ngoại quan được lựa chọn đầu tư có cấp độ hiện đại nhất, sử dụng hệ thống tự động đo lường và điều khiển xuất nhập sản phẩm, sử dụng các giải pháp tiên tiến trong kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, thoát nước tiêu độc và đặc biệt quan trọng và quan tâm hàng đầu là hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ môi sinh, môi trường. Công ty đã tính toán và lựa chọn đầu tư các thiết bị công nghệ, vật tư…do các nước công nghiệp phát triển sản xuất (G7).

(iii)Nhu cầu xăng dầu thế giới và Việt Nam tăng cao

Thị trường xăng dầu của thế giới

- Dầu mỏ và các sản phẩm có gốc dầu mỏ (khí đốt, than) là dạng năng lượng chủ yếu, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Bảng Tỷ lệ các dạng năng lượng tiêu thụ trên thế giới Nguồn năng lượng - tỷ lệ Dầu mỏ Than đá Khí tự nhiên Khí sinh học Hạt nhân Thủy điện Loại khác (sức gió, điện mặt trời ...) 100% 35,0% 23,5% 21,0% 11,0% 7,0% 2,0% 0,5%

Nguồn: Báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật

- Hiện nay, thị trường xăng dầu của thế giới được đặc trưng bởi hai yếu tố là lượng cung không đủ đáp ứng nhu cầu và giá cả tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi các yếu tố biến động chính trị như chiến tranh, địa chính bất ổn định tại các vùng có trữ lượng dầu mỏ như Trung Đông hay tại các quốc gia có khối lượng cung cấp dầu lớn như Nigieria, Venezuyela. Ngoài ra, giá xăng dầu trên thị trường thế giới bất ổn còn do sự cạnh tranh, độc quyền khai thác sản xuất và đầu cơ của các tập đoàn dầu mỏ xuyên quốc gia.

- Do giá cao và nguồn cung cấp cạn kiệt và ngày càng hạn chế, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế toàn cầu nên một số quốc gia đã phải tiến hành các biện pháp tiết giảm sử dụng dầu mỏ, chuyển sang các dạng năng lượng khác để thay thế như than đá, khí tự nhiên, năng lượng gió, mặt trời và hạt nhân...

- Tuy nhiên, đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra được nguồn năng lượng mới kinh tế và ưu việt hơn và theo đánh giá chung thì dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới trong vòng 40 năm tới.

Thị trường xăng dầu khu vực Châu Á

Hiện nay, khu vực Châu á - Thái Bình Dương được xem như là một thị trường xăng dầu năng động của thế giới, bởi sự gia tăng mạnh mẽ về mức tiêu thụ. Theo số liệu thống kê năm 2004, khu vực Châu á - Thái Bình Dương nhập khẩu 191.6 triệu tấn dầu sản phẩm các loại, chiếm khoảng 39.06% tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu toàn thế giới (Mỹ chiếm khoảng 25.44 % và Châu Âu khoảng 21.28%). Thử thách quan trọng mà khu vực Châu Á phải đối mặt đó là sự suy giảm về sản lượng dầu khai thác nên phải tăng cường nhập khẩu trong vòng 10 – 15 năm tới. Để đảm bảo an toàn năng lượng, Trung Quốc là nước đi theo sau Nhật Bản và Hàn Quốc trong tiến trình để đảm bảo trữ lượng dầu ở nước ngoài. Ngoài ra, nhiều dự án đường ống đang được xem xét nhằm mục đích chuyển dầu từ các mỏ dầu của Nga tới vùng Đông Bắc á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu phải nhập khẩu từ khu vực Trung Đông. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế có liên hệ mật thiết với sự gia tăng về tiêu thụ năng lượng và điều này là trường hợp điển hình ở Châu Á. Qua nhiều thập kỷ, nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và tới năm 1990 là Nhật Bản đã

và đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tiêu thụ sản phẩm dầu khí ở các nước Châu Á tăng trưởng ở mức 5 – 6 % mỗi năm từ giữa những năm 1980 – 1990.

Dự kiến tiêu thụ dầu hàng năm ở Châu Á

Tiêu thụ về khí ga hoá lỏng và naphtha dự tính vẫn tăng mạnh do mở rộng việc sử dụng những nguồn năng lượng từ sản phẩm hoá dầu nhưng vẫn sẽ chậm hơn tiêu thụ dự tính về nhiên liệu dùng cho vận tải như xăng, dầu diesel và xăng máy bay.

Hiện tại, khu vực Châu Á nhập khẩu xấp xỉ 11 triệu thùng dầu/ ngày chiếm 59% tổng sản lượng dầu tiêu thụ, dự báo cho thời gian tới sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai và có thể đạt mức 14-15 triệu thùng dầu /ngày, chiếm 65 -69% tổng sản lượng tiêu thụ vào cuối thập kỷ này.

Thị trường xăng dầu Việt nam

Tại Việt Nam, nhu cầu về năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng tăng lên nhanh chóng theo nhịp độ phát triển của kinh tế đất nước. Nếu tính từ những năm 1996 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục đạt được mức tăng trưởng cao, tương ứng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng dần qua các năm, chi tiết như sau:

Đơn vị: Nghìn tấn STT NĂM TỔNG SỐ STT NĂM TỔNG SỐ 1 1996 5.457 7 2002 10.607 2 1997 5.698 8 2003 11.009 3 1998 6.582 9 2004 11.867 4 1999 7.068 10 2005 12.730 5 2000 8.671 11 2006 13.580 6 2001 8.946 12 2007 16.083

13 2008 17.209

Nguồn: Cục thống kê

Khối lượng này không bao gồm 150.000 tấn mỗi năm mà các nhà thầu được nhập để phục vụ cho thăm dò và khai thác dầu khí.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong các năm tới của Viện nam khi có nhà máy lọc dầu như sau:

Đơn vị: tấn

TT LOẠI XĂNG DẦU DẦU

Nhu cầu trong nước Dự báo tổng sản phẩm của Nhà

Nhu cầu nhập (-) và xuất (+)

2010 2020 2010 2020

1 Xăng 3.031.000 7.669.923 1.900.000 - 2.020.000 - 5.869.000 2 Dầu hỏa và Jet-A1 736.000 1.401.791 410.000 -534.000 - 1.042.000 3 Dầu Diesel 7.823.000 19.795.444 2.998.000 - 6.204.000 - 16.916.000 4 Dầu Mazut 3.295.000 8.336.787 320.000 - 3.126.000 - 8.037.000

Tổng số 14.884.000 37.205.966 5.628.000 11.884.000 - 31.864.000

5 Tỷ lệ thiếu hụt - - 79,84% 85,65%

Nguồn: Báo cáo khả thi dự án

Như vậy, sau khi nhà máy lọc dầu Dung quất đi vào hoạt động tháng 02/2009, dự kiến giai đọan 2009 - 2010, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng xăng, dầu Diezel và Mazut với tỷ lệ thiếu hụt dự kiến khoảng 80% vào năm 2010 và 86% vào năm 2020.

(iv) Khách hàng tiềm năng của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

Khách hàng của kho ngoại quan sẽ là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam, trong đó có Petrolimex và các hãng nước ngoài sử dụng kho ngoại quan để cung cấp cho các công ty kinh doanh trong nước, trong đó có Kuo Oil (là công ty cùng nằm trong Kuo International, công ty mẹ của PB Tankers, nhà cung cấp chính sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu cho thị trường Việt Nam) hay để trung chuyển sang các nước trong khu vực.

liên doanh xác định quy mô kho giai đoạn đầu tư ban đầu được tính toán trên cơ sở xác định khối lượng hàng hóa mà hai đối tác chính tham gia công ty liên doanh đang kinh doanh là Petrolimex và Kuo Oil.

Theo đó, trong đầu tư giai đoạn 1, sản lượng tính toán của kho ngoại quan được xác định trung bình là 0,5 trịêu m3-tấn/năm cho cả ba lọai sản phẩm dầu Diesel, Xăng và Mazut. Đối với các mặt hàng khác, tùy điều kiện kinh doanh trong nước (nhu cầu tăng, thiếu do cơ cấu đầu tư...) và nhu cầu cung cấp ngoại quan tại vùng, khu vực...sẽ được tính đến để đầu tư và phát triển kinh doanh bổ sung.

Một phần của tài liệu Áp dụng các kiến thức được học tập vào thức tế và trong công tác làm sao để cho nhân viên có thể đạt được năng lực tốt nhất để làm việc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w