Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 54)

Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những thành quả nổi bật, tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện,… Cùng với đó là số lượng các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng tăng cao. Nếu như năm 2005 mới có 112952 doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế, thì đến cuối năm 2007 Việt Nam đã có hơn 300000 doanh nghiệp. Đây chính là thị trường rộng lớn và tiềm năng cho các ngân hàng khai thác. Đối với ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng luôn được mở rộng, thể hiện ở doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng này.

Doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội tăng liên tục qua các năm. Nếu như 2005, doanh số cho vay doanh nghiệp mới đạt 200 tỷ đồng, thì sang năm 2006 doanh số cho vay đã tăng lên 320 tỷ đồng, tức là tăng 60% so với năm 2005. Và đến hết năm 2007, doanh số cho vay doanh nghiệp đạt 1200 tỷ đồng, tăng 275% so với năm 2006. Có được được kết quả đó là do sự tác động của rất nhiều yếu tố. Thứ nhất, là do nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn, bên cạnh đó, các chính sách kinh tế vĩ mô phát huy được hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng.

Thứ hai, năm 2007 là năm bản lề khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng giao thương, kích thích sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Thứ ba, cùng với sự cố gắng của hệ thống ngân hàng Đông Á, ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng nâng cao khả năng huy động vốn và cho vay. Doanh số cho vay doanh nghiệp tăng cao của ngân hàng thể hiện tiềm lực và thế mạnh của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao, điều đó chứng tỏ định hướng của ngân hàng là chú trọng tới khối doanh nghiệp và các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có năng lực tài chính, có tín nhiệm trong quan hệ vay trả đối với ngân hàng.

Bảng 2.4

Dư nợ cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Như vậy, xét về mặt tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, và tăng 22% so với 2005. Tuy nhiên, con số tuyệt đối dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2007 vượt năm 2006 là 812 tỷ và vượt năm 2005 1000 tỷ. Đây là một kết quả đáng kể thể hiện quy mô cho vay doanh nghiệp tăng cao, đồng thời ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng và đã tạo mối quan hệ với Ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền (Tỷ đồng) % trên tổng dư nợ Số tiền (Tỷ đồng) % trên tổng dư nợ Số tiền (Tỷ đồng) % trên tổng dư nợ

Dư nợ cho vay DN 190 58% 250 63% 1062 80%

Một trong những nguyên nhân làm tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp có thể kể đến là do số lượng doanh nghiệp mới thành lập, đã có đăng ký trên địa bàn tăng nhanh, do đó là tăng quan hệ tín dụng với ngân hàng và nâng cao dư nợ cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng.

Sau đây là kết quả dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội phân theo các đối tượng doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế.

Bảng 2.5

Dư nợ cho vay các thành phần doanh nghiệp của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền (Tỷ đồng) % trên ∑ dư nợ Số tiền (Tỷ đồng) % trên ∑ dư nợ Số tiền (Tỷ đồng) % trên ∑ dư nợ DN Nhà nước 45.3 23.8% 81.5 32.6% 284 26.7% DN Tư nhân 56 29.5% 28.2 11.3% 135.7 12.7% Công ty 78 41% 124 49.6% 628.3 59.2% HTX 10.7 5.7% 15.3 6.5% 14 1.4% Tổng cộng 190 100% 250 100% 1062 100%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Trong năm 2007, dư nợ cho vay của các thành phần kinh tế tư nhân và các công ty tăng mạnh so với năm 2006 và 2005, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, đó là đẩy mạnh cơ chế thị trường, thúc đẩy tự do hoá cạnh tranh, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia và không phân biệt giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước năm 2007 cũng tăng 248% so với 2006 và tăng 527% sơ với 2005. Tuy tăng cao nhưng thể hiện ở con số dư nợ cho vay 284 tỷ đồng còn khiêm tốn.

Cũng trong năm 2007,cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Phần còn lại, ngân hàng cho doanh nghiệp vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bảng 2.6

Dư nợ cho vay DN phân theo kỳ hạn của ngân hàng Đông Á - Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Dư nợ ngắn hạn 132.8 70% 170 68% 616.6 58%

Dư nợ trung, dài hạn 57.2 30% 80 32% 445.4 42%

Tổng dư nợ cho vay DN 190 100% 250 100% 1062 100%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Có thể nhận thấy trong các năm cơ cấu cho vay vẫn nghiêng về cho vay ngắn hạn, tuy nhiên tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn đã được thu hẹp đáng kể. Nếu như khoảng cách này năm 2005 là 40% thì năm 2006 được rút ngắn lại còn 36%, và đến năm 2007 khoảng cách này còn 16%. Điều này cho thấy các khách hàng của ngân hàng đã từng bước lớn mạnh, nhu cầu vốn cho mở rộng quy mô, đầu tư vào các dự án mới đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, việc năm 2005 và 2006 ngân hàng phần lớn cho vay ngăn hạn nhằm hạn chế rủi ro, thì bước dịch chuyển tỷ trọng sang cho vay trung, dài hạn năm 2007 thể hiện hiệu quả trong sử dụng đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, nhằm đánh giá chất lượng của các khoản cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thì cần một hệ thống các tiêu chí khác nữa, bên cạnh việc tăng nhanh doanh số cho vay, tăng nhanh dư nợ cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng hoạt cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội. Doanh số thu nợ cho biết ngân hàng có thu hồi được đầy đủ vốn gốc và lãi hay không, các khoản vay có an toàn hay không. Doanh số này còn cho biết lợi nhuận thực tế ngân hàng thu được là bao nhiêu. Doanh số thu nợ của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7

Doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số thu nợ doanh nghiệp 156000 275200 1068000

Doanh số cho vay DN 200000 320000 1200000

DS thu nợ/DS cho vay 78% 86% 89%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Nhìn chung doanh số thu nợ doanh nghiệp của ngân hàng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, tốc độ tăng lên của doanh số thu nợ thể hiện hoạt động của ngân hàng có hệ số an toàn cao. Cụ thể, tốc độ tăng doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2005 là 76.4%, và năm 2007 so với 2006 là 288%. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay ngày một tăng, điều này hạn chế nợ xấu cho ngân hàng và làm tăng lợi nhuận của hoạt động cho vay doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu trên có thể thấy hoạt động theo dõi và thu hồi nợ vay của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội tương đối tôt. Tuy nhiên cũng không thể căn cứ vào chỉ tiêu doanh số thu nợ để đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Do các khoản

cho vay còn phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn vay, hình thức giải ngân, hình thức thu nợ, …

Doanh thu từ hoạt động cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ngân hàng Đông Á - Hà Nội là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi lãi từ hoạt động cho vay. Cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho ngân hàng, giúp ngân hàng bù đắp các chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động khác, đồng thời còn tạo ra lợi nhuận giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Do đó, khi hoạt động cho vay doanh nghiệp mang lại doanh thu cao và tốc độ ngày càng tăng qua các năm thể hiện chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng tốt. Tình hình doanh thu từ hoạt động cho vay doanh nghiệp của chi nhánh được phản ánh trong các bảng sau:

Bảng 2.8

Doanh thu từ cho vay DN/Σ doanh thu của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thu nhập từ cho vay DN 30200 32000 82000

Σ thu nhập từ các hoạt động của NH 169663 174863 291815 Thu nhập từ cho vay DN/Σ thu nhập 17.8% 18.3% 28.1%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)

Trước hết, chúng ta nhận thấy tỷ trọng doanh thu từ cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Đặc biệt, trong năm 2007 doanh thu từ cho vay doanh nghiệp chiếm 28.1%, con số này phản ánh cho vay doanh nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào doanh thu của ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu doanh thu cho vay trên tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong ba năm liền luôn ở mức cao. Cụ thể là năm 2005

là 16%, năm 2006 là 12.8% và 2007 là 7.7%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời trên một đồng vốn ban đầu của khách hàng rất tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa doanh thu từ cho vay doanh nghiệp và dư nợ cho vay lại giảm dần qua các năm. Điều này được lý giải là do quy mô cho vay được mở rộng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao, trong khi tốc độ thu hồi vốn vay không theo kịp. Một phần do ngân hàng đã thực hiện cho vay trung, dài hạn nhiều hơn, mặt khác cũng thấy được thực trạng chât lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng, nó làm doanh số thu nợ của ngân hàng giảm, ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh, làm phát sinh chi phí cho việc đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn về lâu dài sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Tại chi nhánh ngân hàng Đông Á - Hà Nội tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp được phản ánh như sau:

Bảng 2.9

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nợ quá hạn 2090 100% 2000 100% 2124 100%

Cơ cấu nợ quá hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 460 1630 22% 78% 870 1130 43.5% 56.5% 510 1614 24% 76% Tổng dư nợ DN 190000 250000 1062000 Nợ quá hạn / tổng dư nợ DN 1.1% 0.8% 0.2%

Nợ quá hạn doanh nghiệp tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội là tương đối thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ co vay doanh nghiệp của ngân hàng. Tuy rằng về số tuyệt đối thì nợ quá hạn tăng trong khoảng 2005 đến 2007, nhưng xét trong mối quan hệ với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp thì tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ doanh nghiệp giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2005 là 1,1% giảm xuống 0.8% năm 2006 và chỉ còn 0.2% năm 2007. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ <=2% là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, ở Việt Nam tỷ lệ là 3%. Như vậy có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội thấp so với tiêu chuẩn của Viêt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, với định hướng nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay nói riêng và trong hoạt động của cả ngân hàng nói chung thì việc còn nợ quá hạn thể hiện những mặt chưa tốt, chưa đạt yêu cầu trong hoạt động của ngân hàng.

Xét về cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn trung, dài hạn là chủ yếu, nguyên nhân là do ngân hàng cho doanh nghiệp vay để đầu tư một số dự án, tuy nhiên do tình hình biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam nói chung, và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Làm cho các doanh nghiệp chậm triển khai được các dự án, do đó chậm đưa vào sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 54)