Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội (Trang 26 - 30)

+ Chỉ tiêu dư nợ cho vay và doanh số cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Dư nợ cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp thể hiện quy mô vốn ngân hàng cho doanh nghiệp vay tại một thời điểm. Trong khi đó doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay trong một thời kỳ cụ thể. Hai chỉ tiêu này cho biết quy mô vốn vay của khu vực khách hàng doanh nghiệp. Hàng năm, để đo

lường mức độ mở rộng quy mô trong khu vực khách hàng doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay (%).

Tốc độ tăng trưởng = DS cho vay (năm n) - DS cho vay (năm n-1) *100% DS cho vay (năm n-1)

Nếu cả hai chỉ tiêu dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với doanh nghiệp đều cao, cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ và doanh số qua các năm dương ( >0), phản ánh sản phẩm của ngân hàng thật sự thu hút được các doanh nghiệp, đồng thời cho thấy nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp còn rất lớn, và đây vẫn là một thị trường tiềm năng cần các ngân hàng khai thác. Tuy nhiên, dư nợ cho vay và doanh số cho vay doanh nghiệp cao chưa hoàn toàn phản ánh chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng tốt. Để đánh giá được điều này cần xây dựng các chỉ tiêu khác bên cạnh chỉ tiêu dư nợ và doanh số cho vay doanh nghiệp.

+ Chỉ tiêu nợ quá hạn

Cho vay doanh nghiệp cũng là một dạng tín dụng. Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó khả năng hoàn trả của người vay là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng quan trọng nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn có nghĩa là tính an toàn thấp.

Tốc độ tăng trưởng

dư nợ cho vay = DN cho vay (năm n) - DN cho vay (năm n-1)

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DN

= Nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ đối với doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chất lượng tín dụng, bởi vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi mà ngân hàng đang phải đối mặt. Tuy nhiên khi đánh giá nợ quá hạn có thể xem xét chi tiết hơn thông qua việc phân loại nợ quá hạn. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm sau:

Nợ cần chú ý: Là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

Nợ dưới tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác theo quy định.

Nợ nghi ngờ: Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo quy định cơ cấu lại, các khoản nợ khác theo quy định.

Nợ quá hạn có khả năng mất vốn: Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại, các khoản nợ khác theo quy định. Chỉ tiêu đánh giá:

Tỷ lệ nợ quá hạn có

khả năng mất vốn = Nợ quá hạn có khả năng mất vốn Tổng dư nợ

Các chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao, còn ngược lại khi cả 4 chỉ tiêu này mà ở mức độ cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro, có thể đe dọa đến sự tồn tại của ngân

hàng. NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp. Tuy nhiên trong thực tế do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn.

+ Chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ quá hạn

Khả năng thu hồi nợ quá hạn =

Doanh số thu nợ quá hạn đối với doanh nghiệp Tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp

Trong đó, doanh số thu nợ là khoản tiền ngân hàng thu được từ việc cho vay đối với các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được ngân hàng xem xét trong một thời kỳ. Nếu chỉ tiêu này cao kết hợp với tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp cho biết chất lượng cho vay và hiệu qua thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta có thể đánh giá chính xác tình hình nợ quá hạn, khả năng thất thoát vốn của các NHTM khi cho doanh nghiệp vay. Chính vì vậy, nâng cao khả năng thu hồi nợ nói chung và khả năng thu hồi nợ quá hạn nói riêng đối với doanh nghiệp cũng chính là nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp, đồng thời thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong hạn chế rủi ro khi cho vay.

+ Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

NHTM cũng là một tổ chức kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận. Việc đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc phân tích, đánh giá các khoản thu do hoạt động này mang lại. Hơn nữa, đây lại là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Để xác định khả năng sinh lợi từ hoạt động cho vay doanh nghiệp chúng ta có thể đánh giá qua chỉ tiêu:

Khả năng sinh

lợi =

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp Tổng lợi nhuận của ngân hàng

Chỉ tiêu này nói lên mức độ đóng góp của hoạt động cho vay doanh nghiệp vào toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng cho vay doanh nghiệp càng tốt.

Trên đây là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w