3.1.KIẾN NGHỊ VỀ LUẬT PHÁP:

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1.KIẾN NGHỊ VỀ LUẬT PHÁP:

Khoản 2, Điều 49, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12

năm 2009[31], quy định cơ quan quản lý cạnh tranh có một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: (i)Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh

tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (ii)Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khoản 4, Điều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12

ngày 16 tháng 06 năm 2010[32]’ quy định Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn: “Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy

phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”. Khoản 3 và 4,

Điều 9, Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 06 năm

2010[30], quy định: “Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này”. Như vậy,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là cơ quan trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý; trong khi đó, Cục quản lý cạnh tranh (là cơ quan quản lý cạnh tranh) lại là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra, xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh. Do đó, về luật pháp, cụ thể là Luật Ngân hàng Nhà nước, nên nghiên cứu bổ sung thêm một điều quy định về cơ chế phối hợp giữa

Ngân hàng Nhà nước với Cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc điều tra, xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 72 - 73)