GIÁMĐỐCGIÁM ĐỐC
2.2.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
2.2.1.Mục tiêu và định hướng phát triển:
Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Kể từ năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.
Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Kể từ năm 2010 trở đi, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: nguồn vốn tăng trưởng bình quân từ 16%-18%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận bình quân tăng 10%; đạt hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế (nguồn:
http://www.agribank.com.vn)[45].
Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương
của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn; tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn, đáp ứng vốn cho đầu tư “tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, Agribank cũng tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010), triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống ứng dụng hiện tại để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá. Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới; đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.2.2.Hoạt động kinh doanh:
Như đã trình bày ở trên, hoạt động của Agribank dàn trải trên 03 (ba) phương diện: hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tài chính phi ngân hàng (chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm) và hoạt động phi ngân hàng (du lịch và giải trí, in ấn, thương mại: lương thực, vàng bạc, đá quý). Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng cho đến thời điểm hiện tại vẫn là hoạt động kinh doanh chính và là hoạt
động chủ yếu để tạo nên một thương hiệu Agribank khá danh tiếng trên thị trường như hiện nay.
Trong phần này, luận văn chỉ tập trung phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động chính của Agribank để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh của họ được trình bày ở phần sau. Diễn biến tổng thể tình hình huy động vốn và đầu tư, hai hoạt động chủ yếu của Agribank được tổng hợp qua biểu đồ sau:
Biểu 2.1: Nguồn vốn và đầu tư của Agribank giai đoạn 2006-2010:
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]
2.2.2.1-Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chủ yếu của Agribank kể từ khi thành lập. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Agribank tăng trưởng đều đặn hàng năm (biểu 2.1); về cơ bản, Agribank hoàn toàn chủ động trong cân đối nguồn vốn để cho vay. Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Agribank, nhìn chung, vốn huy động vẫn chiếm đa số, vốn ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ góp phần làm sinh động thêm cơ cấu nguồn vốn, vốn đi vay hầu như chỉ để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, vốn đi vay có chiều hướng tăng lên, đó có thể là dấu hiệu của sự bất ổn trong tăng trưởng và bắt đầu xuất hiện tăng trưởng nóng (biểu 2.2).
Biểu 2.2: Nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2006-2010:
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]
Nguồn vốn huy động của Agribank phụ thuộc rất lớn vào các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 các chi nhánh ở hai khu vực này đóng góp 55,10% vào tổng nguồn vốn huy động của Agribank. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đi về sau này, nhưng vẫn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy rằng, hoạt động đầu tư tín dụng của Agribank cho đến thời điểm hiện tại vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động được từ khu vực các đô thị lớn (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Khu vực Miền núi cao - biên giới, Trung du bắc bộ, Duyên hải miền Trung, Tây nguyên và Tây Nam bộ là các khu vực
thường xuyên không thể tự cân đối nguồn vốn để cho vay, và các chi nhánh hoạt động ở những khu vực này thường xuyên vay vốn Trụ sở chính thông qua cơ chế điều hòa vốn nội bộ của Agribank (bảng 2.3):
Bảng 2.3: Nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2006-2010 theo vùng kinh tế:
Đơn vị: tỷ đồng
Thứ Khu vực Năm
2006 2007 2008 2009 09.2010
(1) (2) (3) (3) (5) (6) (7)
1 Miền núi cao - Biên giới 6.419 7.817 10.578 11.340 11.455 2 Trung du Bắc bộ 11.586 14.115 17.138 19.337 19.968 3 Thành phố Hà Nội 80.002 94.703 107.664 161.508 166.465 4 Đồng bằng Sông Hồng 22.005 27.956 34.369 27.590 29.708
5 Khu bốn cũ 12.186 15.202 19.592 21.752 24.797
6 Duyên hải miền Trung 12.920 15.965 18.751 20.950 21.893
7 Tây Nguyên 7.037 8.692 9.412 10.083 10.880
8 Thành phố Hồ Chí Minh 48.881 65.743 87.866 98.983 98.659
9 Đông Nam bộ 17.097 23.376 29.691 31.861 29.691
10 Tây Nam bộ 16.037 21.479 27.940 30.987 27.940
Tổng nguồn vốn 233.900 295.048 363.001 434.331 441.456
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]
Một điểm cũng rất đáng chú ý trong hoạt động huy động vốn của Agribank là ngân hàng này vẫn cho phép các chi nhánh nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính với số lượng lớn. Các chi nhánh Agribank, nhất là các chi nhánh ở khu vực thành phố lớn đã khai thác triệt để cơ chế này vào những thời điểm cuối quý, cuối năm để cân đối nguồn vốn huy động theo kế hoạch được Trụ sở chính giao. Đối chiếu nguồn vốn tại các khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ vào thời điểm 30/09/2010 với thời điểm cuối năm 2009 sẽ dễ dàng nhận ra điều này (bảng 2.3).
Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank theo kỳ hạn huy động những năm gần đây cũng cho thấy rằng, các khoản tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Điều đó cũng cho thấy, chi phí huy động vốn của Agribank là khá cao, nhưng có thể nói rằng, nếu các khoản vốn huy động có kỳ hạn dài thật sự phản ánh đúng tính chất của nó như đã ghi nhận trên sổ sách, thì nguồn
vốn huy động của Agribank cũng đạt sự ổn định cần thiết để có thể sử dụng vào hoạt động cho vay và đầu tư. Xem cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động của Agribank thời gian gần đây qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động của Agribank giai đoạn 2007-2009 phân theo kỳ hạn huy động:
Đơn vị: tỷ đồng
Thứ
tự Vốn huy động phân theo kỳ hạn
Năm 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Không kỳ hạn 76.636 28,3 76.366 22,7 88.491 24,1 2 Kỳ hạn dưới 12 tháng 51.233 19,0 123.079 36,5 156.653 42,7 3 Kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 57.912 21,5 48.622 14,4 42.777 17,7 4 Kỳ hạn trên 24 tháng 84.164 31,2 88.783 26,4 79.074 21,5 Tổng guồn vốn huy động 269.945 100 336.850 100 366.995 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2007-2009)[20][21]
Tuy nhiên, nếu lấy mốc thời gian là 30/09/2010 để xem xét (bảng 2.3), có thể nói rằng, nguồn vốn huy động của Agribank chưa phải đã thật sự ổn định như đánh giá. Số liệu huy động vốn ghi nhận tại các thời điểm cuối năm chưa phản ánh chính xác tốc độ tăng trưởng, hiện tượng các chi nhánh chạy chỉ tiêu để đạt kế hoạch huy động vốn vẫn đang diễn ra. Minh chứng cụ thể nhất là, ở giai đoạn này, Agribank định hướng tăng trưởng nguồn vốn hàng năm 16%-18%, nhưng đến hết tháng 09/2010 mức tăng trưởng chỉ dừng lại ở con số 1,64%. Thậm chí, một số khu vực nguồn vốn huy động còn giảm mạnh so với năm trước như: khu vực Đông Nam bộ giảm 6,81% (2.170 tỷ đồng), khu vực Tây Nam bộ giảm 9,83% (3.047 tỷ đồng).
2.2.2.2.Hoạt động cho vay và đầu tư:
Cho vay đối với nền kinh tế chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu đầu tư của Agribank, bình quân giai đoạn 2006-2010 hàng năm dư nợ cho vay của Agribank tăng 41.595 tỷ đồng, đặc biệt trong năm 2009 tăng 69.495 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng gần 24,42% (biểu 2.3).
Một vấn đề rất đáng quan tâm trong cơ cấu đầu tư của Agribank là khoản cho vay đối với các công ty con khá lớn, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư,
nhưng sẽ là rất lớn nếu so sánh với vốn chủ sở hữu của Agribank, có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của họ nếu như các khoản đầu tư này phát sinh rủi ro; ở phương diện này, hoạt động cho vay và đầu tư của Agribank có thể nói là hơi mạo hiểm (biểu 2.3):
Biểu 2.3: Tình hình đầu tư của Agribank giai đoạn 2006-2010:
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]
Đối với dư nợ cho vay, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn của Agribank luôn được cân đối xoay quanh mức cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 40% trên tổng dư nợ cho vay. Mức này cũng khá phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn của Agribank nếu không tính đến các khoản rút vốn trước hạn mang tính chất bất thường. Kết hợp với việc nhu cầu vốn trung, dài hạn ở từng khu vực hoàn toàn khác nhau, có thể nhận định rằng, quá trình điều tiết cơ cấu
dư nợ theo thời hạn cho vay trong toàn hệ thống của Agribank được thực hiện rất thuần thục và khoa học (biểu 2.4):
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nếu biết rằng, dư nợ cho vay của Agribank phần lớn tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn, với nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn
Biểu 2.4: Tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Agribank giai đoạn 2006-2010:
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2010)[20][21]
Cho vay hộ sản xuất luôn là thế mạnh của Agribank từ nhiều năm nay, tỷ trọng cho vay hộ sản xuất rất cao trong tổng dư nợ cho vay và vẫn tăng trưởng đều đặn hàng năm. Dư nợ cho vay hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp rất lớn; điều đó cũng đồng nghĩa với việc, chi phí cho vay và quản lý dư nợ cho vay của Agribank là rất cao; và cũng đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của Agribank phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Kể từ năm 2006, Agribank bắt đầu quan tâm hơn
đến việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản phẩm, dư nợ cho vay đối với thành phần này bắt đầu tăng vọt, đến tháng 09/2010 đã chiếm hơn 40%/tổng dư nợ. Sự điều chỉnh này đã làm cho cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank trở nên cân đối hơn, linh hoạt hơn ở thời điểm hiện tại. Xem bảng 2.5:
Bảng 2.5: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Agribank:
Đơn vị: tỷ đồng
Thứ
tự Chỉ tiêu 2006 2007 Năm2008 2009 09.2010
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Doanh nghiệp nhà nước 20.790 19.282 22.317 26.632 28.075 2 Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh 59.077 87.849 105.339 142.945 160.070
3 Hợp tác xã 512 672 1.276 1.063 1.051
4 Hộ sản xuất 105.951 134.377 155.685 183.472 205.108
Tổng dư nợ 186.330 242.180 284.617 354.112 394.304
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2010)[20][21]
Các khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng là những khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của Agribank trước khi ngân hàng này triển khai thực hiện mở rộng kinh doanh ở khu vực các đô thị lớn trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank ở những khu vực này khá bình ổn, không có sự tăng trưởng đột biến và thường xuyên thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống. Các chi nhánh Agribank ở khu vực thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao (bảng 2.6); điều này một lần nữa khẳng định mục tiêu của Agribank là nhanh chóng gia tăng thị phần ở các đô thị lớn. Tuy nhiên, cũng chính sự tăng trưởng quá nhanh này đã khiến cho các chi nhánh Agribank hoạt động ở những khu vực này phải tìm mọi cách để huy động vốn đáp ứng, kể cả việc cạnh tranh nội bộ lẫn nhau hay phải nhận tiền gửi và đi vay thời hạn ngắn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với lãi suất rất cao. Đồng thời, do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, nên độ an toàn trong đầu tư cho vay của các chi nhánh Agribank hoạt động ở khu vực đô thị lớn khó có thể đảm bảo được. Đáng e
ngại hơn là, các chi nhánh Agribank ở những đô thị lớn có thể rơi vào vòng xoáy tăng trưởng nóng nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Bảng 2.6: Dư nợ của Agribank phân theo vùng kinh tế:
Đơn vị: tỷ đồng
Thứ
tự Chỉ tiêu 2006 2007 Năm2008 2009 09.2010
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Miền núi cao - Biên giớiTốc độ tăng trưởng (%) 15,896.568 23,938.140 10.19225,21 13.44231,89 15.39114,50 2 Trung du Bắc bộTốc độ tăng trưởng (%) 13.44118,15 17.03626,75 20.12318,12 24.90323,75 28.06612,70