Đối với huyện uỷ, UBND huyện Thanh Chương

Một phần của tài liệu 226805 (Trang 58 - 62)

- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế

1.3.Đối với huyện uỷ, UBND huyện Thanh Chương

2 () Văn kiện hội nghị lần thứ II – BCHTW khoá VIII, Nxb CTQG HN

1.3.Đối với huyện uỷ, UBND huyện Thanh Chương

- Tăng cường chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã thực hiện nghiêm túc các đề án về giáo dục trên địa bàn huyện như đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đề án kiên cố hoá trường lớp học, đề án phát triển ngành học Mầm non… - Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể trong huyện làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho công tác xã hội hoá giáo dục thực sự đi vào chiều sâu. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở vững chắc trên địa bàn huyện.

- Có chính sách thu hút số sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm đạt loại khá, giỏi về công tác tại huyện. Tăng cường xây nhà công vụ cho giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên ở xa có chỗ ở, ổn định, yên tâm công tác.

Một xã hội phát triển, văn minh, giàu đẹp, một đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì không có con đường nào khác là đầu tư cho giáo dục. Bởi, nền giáo dục của một quốc gia nó sẽ quyết định sự thành bại của quốc gia đó. Một con người cụ thể muốn thành danh vọng, muốn góp ích cho xã hội thì con người đó phải có tri thức khoa học, có kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp. Tri thức và kỹ năng, kỹ xảo đó có nguồn gốc từ giáo dục. Phải thực sự coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho sự phát triển" thì mới có hiệu quả. Một con người

có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng. Chính vì vậy, trong môi trường nhà trường phải biết kết hợp cả hai yếu tố đó để giáo dục và rèn luyện học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và nâng cao chất lương giáo dục Trung học cơ sở nói riêng là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở cho sự phát triển toàn diện con người Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy, nó là nền tảng văn hoá, trí tuệ của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Thanh Chương đã đi vào ổn định và phát triển và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã quan tâm đầu tư cho giáo dục. Do vậy, các cấp học được duy trì, ổn định và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Có được kết quả này là do có sự định hướng và chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Chương; của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục Thanh Chương, sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành trong toàn huyện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục Trung học cơ sở huyện Thanh Chương còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một quá trình lâu dài, đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong huyện cùng quan tâm để tìm ra những bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

Vai trò có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trước nhất là đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Họ là những người trực tiếp thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, những chủ nhân tương tai cho đất nước.

Để nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu trên. Mỗi giải pháp có một vị trí và chức năng riêng, song các giải pháp đó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Các giải pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục nói chung, của huyện Thanh Chương nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Để các giải pháp đó có tính khả thi cao cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bậc Trung học cơ sở huyện Thanh Chương.

Với truyền thống anh hùng của Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Chương, với truyền thống hiếu học và học giỏi của nhân dân Thanh Chương, với ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, lại có ánh sáng Nghị quyết của Đảng soi đường chỉ lối, chắc chắn trong những năm tới giáo dục và đào tạo huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An sẽ ngày càng phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng sự nghiệp cách mạng của địa phương trong thời kỳ mới ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, Tr.210 2. Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001, Tr.127 3. C Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật,

1976, Tr21

4. Các Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, 1976, Tr24

5. Các Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin: Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, 1976, Tr37

6. Các Mác - Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960, quyển 1, tập 2, Tr 299 7. Lênin toàn tập, Nxb tiến bộ - Matxitcơva 1977, Tập 38, bản Tiếng

Việt, Tr 118

8. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị Quốc gia, H.2002, trang 329 9. ĐCS VN - VKĐHTQ lần T9 - NXB CTQG 2001 - Tr2002

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội V, Nxb Sự thật, 1987, Tr18.

11.Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI - tr.17 12.Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thanh Chương, lần thứ 28.

trang 9

13.Đề án số 02 của Ban Thường vụ huyện uỷ huyện Thanh Chương về công tác giáo dục.

14.Văn kiện hội nghị lần thứ II – BCHTW khoá VIII, Nxb CTQG HN 15.Nghị quyết 06-NQ/TW BCH TW khoá IX – trang 50

16. Báo cáo tổng kết năm học 2005-2006 đến 2009-2010 của Phòng GD&ĐT Thanh Chương, Nghệ An

Một phần của tài liệu 226805 (Trang 58 - 62)