Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu 226805 (Trang 54)

- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế

2 () Văn kiện hội nghị lần thứ II – BCHTW khoá VIII, Nxb CTQG HN

3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta. Để giải quyết tốt quá trình xã hội hoá giáo dục cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

+ Trước hết cần làm cho xã hội nhận thức đúng vị trí vai trò có ý nghĩa quyết định của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thấy rõ được thực trạng của địa phương, nhận thức rõ được trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục.

+ Làm cho mọi người hiểu đúng “Xã hội hoá giáo dục” là một phương hướng lớn, có tính chiến lược lâu dài của Đảng, không nên coi đó là giải pháp tình thế và cũng không phải vì nghèo mà xã hội hoá giáo dục chỉ nhằm huy động sự đóng góp vật chất của xã hội thì chưa đủ mà xã hội hoá giáo dục là xã hội hoá cách làm giáo dục, huy động toàn dân chăm lo giáo dục: Như xây dựng trường lớp, giáo dục động viên tinh thần học tập, tạo môi trường giáo dục …

+ Phải tạo lập được cơ chế huy động mọi lực lượng xã hội tham gia chăm lo phát triển giáo dục, trong đó nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền, sự tham gia tích cực của đoàn thể, của từng gia đình đến việc học tập của con em với việc xây dựng gia đình văn hoá mới, sự hoạt động có hiệu quả của hội cha mẹ học sinh. Trung tâm phải là nòng cốt tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, tỉnh để có những quốc sách lớn đúng, phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh nhà.

+ Nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các nguồn kinh phí là yếu tố để thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu 226805 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w