- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế
2.2.1. Tình hình chất lượng giáo dục Trung học cơ sở
Quy mô mạng lưới trường lớp: Trong những năm trước đây, quy mô,
mạng lưới các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện ổn định, giữ vững 40 trường. Riêng năm học 2006-2007 cho đến nay. Do huyện Thanh Chương tiếp nhận thêm 2 xã Kim Đa và Kim Tiến thuộc vùng lòng hồ của thuỷ điện bản Vẽ huyện Tương Dương về tái định cư nên số trường tăng thêm 02 trường.
Bảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS
Năm học TS trường TS lớp TS học sinh Bình quân hs/lớp Tỷ lệ huy động vào lớp 6. 2005-2006 40 610 25 327 41,5 99,2% 2006-2007 42 613 24 306 39,6 99,6% 2007-2008 42 611 24 746 40,5 99,8% 2008-2009 42 609 24 227 39,7 99,7% 2009-2010 42 596 19 854 33,3 100%
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng học sinh giảm tương đối nhanh (trong vòng 5 năm đã giảm 5473 em, trung bình mỗi năm giảm hơn 1000 em). Tuy vậy số lớp toàn huyện giảm không nhiều do phân chia số học sinh bình quân/lớp ngày một giảm, điều này phù hợp với một huyện miền núi như Thanh Chương. Mặt khác, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển sinh vào lớp 6 luôn luôn đạt ở mức cao (trên 99%). Nguyên nhân của số học sinh giảm là do chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng phát huy có hiệu quả, một
phần nữa là do tình trạng dân số trong độ tuổi sinh đẻ di cư ra thành phố, các khu công nghiệp ngày một tăng.
Chất lượng giáo dục học sinh Trung học cơ sở .
Xác định chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất , được đặt lên hàng đầu và là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Kể từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên toàn quốc. Đồng thời Bộ GD&ĐT cùng ban hành tiêu chuẩn, đánh giá xếp loại học sinh trung học theo tiêu chí mới do đó công tác đánh giá xếp loại học sinh được tiến hành khá nghiêm túc, đúng thực chất. Đặc biệt bước vào năm học 2006-2007 cho đến nay, hưởng ứng cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nên công tác đánh giá xếp loại học sinh được toàn ngành đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của học sinh hơn.
Bảng 2: Xếp loại đạo đức học sinh THCS
Năm học TS học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2005-2006 25327 15038 59,4 7897 31,2 1823 7,2 569 2,2 2006-2007 24306 14807 60,9 7805 32,1 1265 5,2 429 1,8 2007-2008 24746 15784 63,8 7476 30,2 1141 4,6 345 1,4 2008-2009 24227 15334 63,3 7535 31,1 1126 4,6 232 1,0 2009-2010 19854 12755 64,2 6214 31,3 728 3,7 157 0,8
Nhìn chung, học sinh Trung học cơ sở ở Thanh Chương có ý thức tập thể, chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, ông bà và cha mẹ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, say mê với các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội. Các hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm các tệ nạn xã hội giảm nhiều. Tỷ lệ học sinh có đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm học trước. Đây là tiền đề để chất lượng giáo dục và các hoạt động khác được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có một bộ phận học sinh có tình trạng sút kém về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi vi phạm các tệ nạn xã hội, có học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu.
Bảng 3: Xếp loại văn hoá học sinh THCS
Năm học
TShọc học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 2005-2006 25327 228 0,9 5673 22,4 18033 71,2 1292 5,1 101 0,4 2006-2007 24306 389 1,6 5274 21,7 14632 60,2 3257 13,4 753 3,1 2007-2008 24746 737 3,0 6558 26,5 16231 65,59 1213 4,9 7 0,03 2008-2009 24227 799 3,3 7583 31,3 14655 60,49 1180 4,9 10 0,04 2009-2010 19854 665 3,4 6115 30,8 11158 56,2 1914 9,64 2 0,01
Bảng 4: Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS
Năm học TS học sinh HSG cấp huyện HSG cấp tỉnh Ghi chú 2005-2006 25327 1375 52 2006-2007 24306 1591 63 2007-2008 24746 956 82 Chỉ thi khối 9 2008-2009 24227 1008 95 Chỉ thi khối 9 2009-2010 19854 828 83 Chỉ thi khối 9
Qua bảng thống kê cho thấy: Chất lượng giáo dục văn hoá đã được nâng dần lên. Nhờ thực hiện tốt kỷ cương nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập tiếp tục được tăng cường và giữ vững. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy đã đem lại những hiệu quả đáng phấn khởi. Cho nên chất lượng đại trà đạt khá, chất lượng mũi nhọn với số lượng và chất lượng học sinh giỏi ngày càng tăng. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao, đặc biệt là năm học 2006-2007 tỷ lệ học sinh yếu lên đến 13,4%, học sinh kém xấp xỉ 3,1%, đây là vấn đề cần quan tâm cho những năm học tiếp theo. Bên cạnh đó chất lượng văn hoá giữa các vùng chưa đồng đều. Tỷ lệ học sinh yếu, kém ở một số trường vùng sâu còn cao như: Số con em đồng bào dân tộc Thái ở huyện Tương Dương về định cư tại Thanh Chương chưa hoà nhập kịp với cuộc sống và học tập của con em vùng xuôi, chưa nắm được phương pháp học tập trên lớp cùng như ở nhà. Sự quan tâm của đồng bào dân tộc Thái đến vấn đề học tập của các cháu chưa cao, phó mặc công việc học tập cho nhà trường.
Những tồn tại trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, nhất là việc xác định động cơ, thái độ học tập và việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng cán bộ ngành càng được nâng cao, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả công tác. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền cơ sở và các chi bộ Đảng tại các nhà trường được phát huy hiệu quả, có tác dụng tích cực trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó:
Bảng 5: Đội ngũ cán bộ quản lý THCS
Năm học TS
trường
TSCBQL CBQL
Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm
ĐH CĐ Chưa đạt chuẩn Tốt Khá Đạt y/c Chưa đạt y/c 2005-2006 40 80 54 21 5 25 44 8 3 2006-2007 42 82 57 24 1 32 38 10 2 2007-2008 42 83 54 29 0 36 40 6 1 2008-2009 42 83 60 23 0 38 34 9 2 2009-2010 42 85 69 16 0 35 33 17 1
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở ngày một nâng cao. Đến năm học 2007-2008 không còn cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn đào tạo. Bên cạnh đó công tác đánh giá xếp loại cán bộ quản lý được tiến hành nghiêm túc. Hàng năm, Phòng giáo dục kiên quyết sàng lọc số cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, điều này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý Trung học cơ sở nói riêng.
Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục. Hiện nay, chất lượng của một bộ phận giáo viên rất đáng lo ngại. Bởi một trong những
nguyên nhân quan trọng là: Qua nhiều năm giảng dạy có những kiến thức cũ không sử dụng đã bị quên đi, những kiến thức mới không được bổ sung củng cố và tích luỹ, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Lương của giáo viên chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút số sinh viên giỏi, xuất sắc vào các trường sư phạm mặc dù nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ giáo viên.
Bảng 6: Đội ngũ giáo viên THCS
Năm học TS lớp
TS giáo giáo viên
Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm GV dạy giỏi
các cấp ĐH CĐ Tr cấp Tốt Khá TB Yếu Tỉnh Huyện 2005-2006 25327 890 291 520 79 17 369 479 25 17 153 2006-2007 24306 971 302 611 58 22 349 589 11 17 177 2007-2008 24746 1012 350 619 43 15 406 592 13 19 196 2008-2009 24227 1036 387 632 17 15 420 592 0 21 214 2009-2010 19854 1047 431 616 0 23 463 561 0 14 162
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của huyện. Số giáo viên chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt tỷ lệ cao 97,6%, điều này có tác dụng lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở giáo viên Trung học cơ sở huyện Thanh Chưong là số giáo viên giỏi quá ít. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chỉ chiếm 0,013%; giáo viên dạy giỏi cấp huyện chiếm 15,4%; tỷ lệ giáo viên xếp loại trung bình và yếu hàng năm vẫn duy trì ở mức cao trên 53,6%. Điều này chứng tỏ đang còn nhiều giáo viên có “bằng cấp thật” nhưng “kiến thức dởm” mà nguyên nhân của tình trạng này là cơ chế tuyển dụng giáo viên không căn cứ vào năng lực giảng dạy thực tế của người được tuyển dụng mà chỉ căn cứ vào hồ sơ, bằng cấp.
Từ năm học 2002-2003 đến nay, do triển khai đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa đồng loạt trong cả nước mà yêu cầu bắt buộc là phải dạy đủ tất cả các môn học theo quy định nên số giáo viên phải dạy chéo môn rất nhiều.
Đặc biệt là các môn âm nhạc, mỹ thuật do không có giáo viên chuyên ngành, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học của các bộ môn đó.
Tình hình cơ sở vật chất trường học.
Trong những năm qua nhờ thực hiện nhiều chủ trường của Đảng và nhà nước về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường bằng nhiều chương trình mục tiêu như chương trình kiên cố hoá trường lớp học của chính phủ, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và bằng các nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài như WB, ADB; sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện trong việc thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cộng với sự vận dụng đúng đắn, có hiệu quả của các xã, thị trấn, toàn huyện đã đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 35 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện đã có 36 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó: Mầm non: 7 trường, Tiểu học: 19 trường, THCS: 08 trường, THPT 02 trường.
Hiện nay tính riêng cấp Trung học cơ sở , toàn huyện có 110 phòng học cao tầng và phòng kiên cố, số còn lại là phòng học cấp 4.
Do thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong cả nước bắt đầu từ năm học 2002-2003 nên số lượng các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn … còn thiếu nhiều. Tính đến năm học 2009-2010 toàn huyện còn thiếu 41 phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, 17 kho chứa.