Dẫn theo Quá trình giao lưu văn hóa và tiếp nhận VHTQ tại VN, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 78 - 83)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

1 Dẫn theo Quá trình giao lưu văn hóa và tiếp nhận VHTQ tại VN, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).

ba tài liệu chính đó là: nguyên tác, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Có thể nói dịch thơ Đường, đọc, thưởng thức tác phẩm dịch cũng là một trong những hướng tiếp nhận văn học. Chính trong công việc này, dịch giả đã thể hiện được sự sáng tạo của mình trong văn bản. Phát huy tính độc lập, sáng tạo của dịch giả hay chính là của người đọc, đây cũng là một trong những vấn đề mà mỹ học tiếp nhận quan tâm tới.

3.2.4. Định hướng quá trình giảng dạy Đường thi trong SGK PT:

Chúng ta đã biết việc lựa chọn tác phẩm vào chương trình và SGK không phải là vấn đề đặt ra đối với người GV. Đó là công việc của những người biên soạn chương trình và SGK. Tuy nhiên dưới góc độ người giảng dạy, GV cũng cần am hiểu lí do vì sao tác giả, tác phẩm này lại được đưa vào chương trình mà không phải là tác giả hay tác phẩm khác. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng giảng dạy của GV bởi nếu không nắm được ý đồ và quan điểm lựa chọn của các soạn giả, người GV dễ bị lạc hướng trong khai thác và giảng dạy từng tác phẩm cụ thể. Cho nên người GV tuyệt nhiên không nên nhìn nhận tác phẩm mà mình sắp giảng dạy cho HS như những văn bản văn chương biệt lập, riêng rẽ với chương trình, đặc biệt là không ý thức thật rõ ràng lí do vì sao tác phẩm đó lại được đưa vào chương trình. Những hiểu biết về mục đích, ý định sáng tác về cơ cấu nội dung, về sức mạnh riêng của tác phẩm cùng mối liên hệ giữa nhà văn với người đọc là những cơ sở quan trọng để xác định đúng phương hướng chủ yếu và cơ bản cho việc khai thác và giảng dạy một tác phẩm văn học.

Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mĩ đồng thời là một cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là công cụ giáo dục đặc biệt giúp HS tự phát triển một nhân cách toàn diện. Theo quan điểm truyền thống khi nói đến nhà trường người ta chỉ chú trọng đến vai trò của người thầy. Thầy giáo đóng vai trò trung tâm, là nguồn kiến thức và HS trở thành “bình chứa” để GV rót kiến thức vào. Trên lớp, người GV là người diễn thuyết, người

thuyết giảng và HS chỉ thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không phát huy được tính độc lập sáng tạo của mình. Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật và xã hội hiện đại đòi hỏi những người làm công tác lí luận dạy học phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Viện sĩ A.A.Xmianốp đã viết: “Sự tiến bộ kì diệu của khoa học kĩ thuật, số lượng các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cách ghê gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡng lẫn phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt đến và vận dụng tri thức. Đó là điều mà rõ ràng sau này các em phải thực hiện khi khoa học ngày càng phát triển” [33, 164]. Đổi mới phương pháp dạy học Văn chính là đổi mới việc đánh giá mối quan hệ giữa ba thành tố: GV – HS – Văn bản văn chương. Đó chính là mối quan hệ chính tạo thành cơ chế dạy học văn.

Trong nhà trường PT, GV chính là nhà phê bình văn học, là người bắc cầu nối giữa văn bản và HS. Khi GV và HS cùng phân tích một văn bản văn học, GV bao giờ cũng hướng dẫn HS phân tích văn bản đó theo một quan điểm đã được định hướng để giúp HS từng bước qua các hoạt động hiểu được hệ thống giá trị có trong văn bản. Đây là quá trình chuyển nội dung văn hóa vào thế giới tinh thần của HS. GV là chủ thể tiếp nhận những tác động thẩm mỹ của văn bản nhưng sự tiếp nhận của GV là một hoạt động kép: vừa tiếp nhận cho mình đồng thời thông qua mọi con đường để chuyển hóa sự tiếp nhận của mình tới sự tiếp nhận của HS. Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa cụ thể; những yếu tố thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trước khi đi vào dạy học các tác phẩm thơ Đường, SGK đã có bài khái quát về thời đại nhà Đường với đầy đủ những yếu tố liên quan đến sự phát triển của nó. Đặc biệt, SGK miền Bắc còn dành một phần riêng để giới thiệu về tác giả trước khi cho HS tiếp cận văn bản tác phẩm. Nói đến văn chương là nói đến một văn bản trong

chỉnh thể. Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiền văn bản... Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể. Dạy thơ không giống với dạy văn hay kịch, dạy văn học VN sẽ khác với dạy VHNN... Nhiều GV do không phân biệt được sự khác nhau này nên trong một thời gian dài việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có những hạn chế nhất định. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy văn ở PTTH đã diễn ra trong vài năm trở lại đây theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS cũng là sự vận dụng sáng tạo kịp thời những thành tựu về lí thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học. Quan điểm coi HS là chủ thể tiếp nhận sẽ có khả năng phát huy được tính tích cực trong học tập của HS, phát triển tư duy sáng tạo của các em và các em được tôn trọng như một bạn đọc đích thực.

Trong quá trình dạy học, HS là một “mắt xích” quan trọng trong việc truyền bá tác phẩm văn chương. Tiếp nhận văn học thực chất là quá trình tri giác tác phẩm, cụ thể hóa và khái quát hóa nghệ thuật để hiểu được giá trị đích thực của tác phẩm. Tuy nhiên, sự tiếp nhận tác phẩm ở mỗi người đọc nông sâu khác nhau, nó phụ thuộc vào tư chất cá nhân, vào trình độ, năng lực tiếp nhận, vốn sống, sự hiểu biết về văn học nghệ thuật, nghề nghiệp cũng như vào thời đại, xã hội mà họ sống. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người GV văn cần phải uốn nắn, điều chỉnh những nhận thức tản mạn, phiến diện, đôi khi ra ngoài tác phẩm của HS, phải định hướng cho HS vào giá trị cốt yếu của tác phẩm, phải tổ chức động viên kích thích quá trình tiếp nhận của các em cho đúng hướng, tránh những liên tưởng tản mạn, hạn chế tới mức tối đa tính chủ quan trong tiếp nhận của từng em. Dù sao giữa tác giả và bạn đọc – HS cũng có những khoảng cách về tâm hồn, về tư duy, về tâm lý, về trình độ, khoảng cách đó được các nhà nghiên cứu gọi là khoảng cách thẩm mỹ hoặc “đồ thị sai”. Điều đó luôn luôn xảy ra như một sự tất yếu. Mặt khác

giữa các công chúng bạn đọc thậm chí ngay cả những HS trong cùng một lớp cũng có khoảng cách trong tiếp nhận, giữa bạn đọc cùng thời và bạn đọc khác thời đại với tác giả, cách hiểu tác phẩm cũng khác nhau. Chính vì vậy người GV phải đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc – HS. Thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK cùng với sự hỗ trợ tích cực của GV trong quá trình lên lớp sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách đó. Tuy nhiên không phải bất cứ hệ thống câu hỏi nào cũng phát huy được tính “đồng sáng tạo” của người học – HS.

Mạnh Thị Minh trong KLTN của mình năm 2007 đã nhận xét rằng: “Sự thay đổi về cách thức trình bày (hình thức lẫn nội dung) đều cho thấy người biên soạn đã quán triệt quan điểm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Đó là hệ quả kế thừa từ thành tựu tâm lí học hoạt động và mĩ học tiếp nhận, coi HS là bạn đọc sáng tạo và quá trình tiếp nhận của HS trong nhà trường là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích cuối cùng là trang bị cho HS những tri thức để tự đọc văn dưới sự định hướng của người thầy” [15, 93]. Qua đây chúng ta thấy rằng: dạy học là một chu trình khép kín, trong đó công việc biên soạn và tuyển chọn SGK không thể nằm ngoài chu trình đó. Chính vì vậy SGK luôn luôn là vấn đề cần các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm trong mọi thời đại.

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w