Quá trình truyền bá và tiếp nhận lý luận văn học hiện đại:

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 67 - 69)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

2 Xin xem trong cuốn Các vấn đề sách giáo khoa, tập một, bài viết của Nguyễn Quốc Siêu về Trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ biên tập, NXB Giáo dục, HN, 199, Tr

3.2.2. Quá trình truyền bá và tiếp nhận lý luận văn học hiện đại:

Hơn một nghìn năm qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về thơ Đường. Các nhà nghiên cứu đó dù là ở TQ hay nước ngoài đều chủ yếu có hai hướng: Trước hết là các nhà thơ và các nhà nghiên cứu phê bình VHTQ cổ thường quan tâm đến các thể thơ, nhất là thể thơ cách luật, về niêm, luật, vận đối; về cách sử dụng từ ngữ - tức là tập trung nghiên cứu về loại thể và ngôn ngữ, nghiên cứu hình thức của hình thức. Gần đây các nhà nghiên cứu theo quan điểm Macxit ở TQ cũng như ở VN phần lớn quan tâm đến nội dung tư tưởng,

ý nghĩa xã hội của thơ Đường, còn phần hình thức thì xem nhẹ, coi như sản phẩm của lối nghiên cứu cũ. Như vậy cả hai hướng nghiên cứu này đều chưa đề cập đến một cách toàn diện tất cả những khía cạnh của một nền văn học. Sự xuất hiện của thi pháp học đã đem đến cho lí luận văn học một luồng sinh khí mới. Nghiên cứu thi pháp học “tức là nghiên cứu hệ thống hình thức thể hiện hệ thống nội dung” [30, 5]. Thi pháp học kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu trước đây ở cả hai khuynh hướng. Nhưng sự kế thừa này không phải là con đường “chiết trung” mà là con đường “đi tìm cái lí của hình thức, tìm hiểu cái nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của thơ Đường” [30, 5]. Chúng ta tiếp cận thơ Đường bằng con đường thi pháp, đó là chiếc chìa khoá vạn năng để khám phá tác phẩm nghệ thuật, một con đường tối ưu để tiếp cận chân lý nghệ thuật.

Thi pháp học là một trong những bộ môn của nghiên cứu văn học bên cạnh phê bình văn học, lịch sử văn học, lí luận văn học nhưng mỗi bộ môn lại mang một đặc thù khác nhau. Phê bình văn học là nghiên cứu, đánh giá các tác phẩm văn học riêng lẻ hoặc tác giả, trào lưu, đặc biệt là tác phẩm đương đại theo những quan niệm khác nhau. Lịch sử văn học là sự nghiên cứu các tác phẩm, tác giả trong bối cảnh, thời điểm xuất hiện, được sắp xếp theo tính liên tục của các thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Lý luận văn học là hệ thống khái niệm khái quát chung nhất về các yếu tố cấu thành văn học: tác giả, tác phẩm, thể loại, trào lưu, phong cách...; về các quy luật tồn tại và phát triển của văn học: văn học và xã hội, văn học và các nghệ thuật khác, văn học và người đọc... Thi pháp học lại là một bộ môn khoa học có nhiệm vụ đặc thù. “Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá cấu trúc biểu hiện nghệ thuật trên các cấp độ. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó hướng tới khám phá sự tiến hoá của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lí luận văn học, nó tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất nghệ thuật của văn học” [51, 5].

Từ trường phái hình thức Nga đến trường phái Phê bình mới Anh - Mỹ đầu thế kỷ XX chuyển sang trường phái Cấu trúc, Kí hiệu học, Hiện tượng học và trường phái Thi pháp học lịch sử theo quan niệm Macxit, Thi pháp học hiện đại đã được xác lập như một hệ thống cách tiếp cận mới đối với văn học. Theo quan niệm của thi pháp học hiện đại “văn học được xem như một sáng tạo bằng chất liệu, có đời sống lịch sử độc lập với tác giả. Văn học là một hệ thống kí hiệu, có bản chất biểu trưng, được tổ chức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù. Văn học với tư cách là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn hoá được xác lập bởi một hệ tư duy, bắt đầu từ quan niệm về thể loại và ngôn ngữ”1 . Điều đó có nghĩa là văn học và thi pháp học không thể tách rời nhau mà phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính nhờ việc kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại mà văn học được xem xét như một bộ môn khoa học với đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của nó.

Trước đây con đường tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học dựa trên lí thuyết phản ánh và văn học được xem như công cụ đấu tranh xã hội đã khiến cho việc biên soạn và tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong SGK chỉ nhằm mục đích phục vụ chính trị. Với quan điểm này thì giá trị phản ánh của tác phẩm văn học được đặt cao hơn giá trị biểu hiện. “Phương pháp này đã dẫn đến việc đánh giá các tác phẩm văn học một cách đơn giản, thậm chí võ đoán, đồng thời hạ thấp tính chất lao động sáng tạo của nhà văn về mặt ngôn từ” [15, 81]. Tuy nhiên sự xuất hiện của thi pháp học đã khắc phục được những hạn chế do các quan điểm trên gây ra. Việc biên soạn và tuyển chọn các tác phẩm thơ Đường phải kế thừa những thành tựu của thi pháp học bởi thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ cổ điển TQ. Nó là “tập đại thành” cho nên những phương diện của thơ cổ điển TQ ở đây đều tiêu

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 67 - 69)