Dẫn theo Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 998.

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 72 - 74)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

1Dẫn theo Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 998.

thông qua những gợi ý chi tiết ở mỗi câu hỏi. Chẳng hạn, trong bài Hoàng Hạc

lâu ở SGK miền Bắc có câu: “Cảnh sắc ở bốn câu cuối có gì khác với cảnh sắc

được miêu tả trong bốn câu đầu? Những yếu tố nào đã làm cho bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời? Việc dùng chữ có thanh “trầm bình” (dấu huyền) làm vần ở câu cuối trong nguyên bản (“sầu”) có tác dụng như thế nào đến tình điệu chung của bài thơ? Chú ý: Tất cả các chữ dùng để gieo vần ở trên đều thuộc thanh “phù bình” (không dấu)”. Điều đó chứng tỏ những tác giả biên soạn sách luôn định hướng cho HS tiếp cận TPVH trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đây là một ưu điểm nổi bật trong việc biên soạn hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài dựa trên sự kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại.

3.2.3. Người tuyển chọn và biên soạn thơ Đường trong SGK PT - nhìntừ góc độ người đọc: từ góc độ người đọc:

Từ lâu người ta nghiên cứu lịch sử văn học như là lịch sử của các tác giả và tác phẩm mà bỏ qua khâu độc giả, thính giả hoặc khán giả thưởng thức, ít khi người ta nói đến chức năng lịch sử của người tiếp nhận. Có rất nhiều đối tượng tham gia vào quá trình tiếp nhận TPVH: có thể là độc giả bình thường, cũng có thể là nhà nghiên cứu, phê bình văn học hay là nhà biên soạn SGK. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có một phương thức tiếp nhận khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng đó. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi không nghiên cứu tất cả các loại đối tượng trên mà chỉ tập trung đi sâu vào một đối tượng tiếp nhận cụ thể đó là những người tuyển chọn và biên soạn SGK. Biên soạn SGK là một loại tiếp nhận đặc biệt, quá trình tiếp nhận và phản ánh sự tiếp nhận của nhóm đối tượng này khác với tất cả các loại đối tượng thông thường khác. “Quá trình tiếp nhận văn học được diễn ra từ một cơ chế tâm lý nhất định kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hoá được những kí hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được những tình

cảm tư tưởng trong tác phẩm, có tác dụng gây xúc động và nâng cao tâm hồn của chính mình” [48, 54].

Lý luận tiếp nhận truyền thống cho rằng: “Tiếp nhận văn học là một quan hệ tri âm, tri kỉ giữa người đọc và người viết, khi người đọc hiểu hết những ý tình mà tác giả định nói, cảm thông với tác giả về tài năng và thời thế”1. Bên cạnh quan niệm “tri âm” còn có quan niệm khác cho rằng tiếp nhận văn học là lấy ý của mình để suy ra cái chí của tác phẩm hay còn gọi là cách đọc “phát huy, kí thác”. Cách đọc này giải phóng sức sáng tạo của bạn đọc nhưng lại dễ rơi vào chủ quan, xuyên tạc, phiến diện, một chiều. Thi pháp học hiện đại đã muốn tìm ra một con đường khác thâm nhập vào bản thể văn học. Nó đã lần lượt tìm vào chất liệu, hình thức cấu trúc, ngôn ngữ văn học, kí hiệu mà chủ yếu là nghiên cứu văn bản, các nguyên tắc mã hoá và tiếp nhận văn bản tác phẩm. Có thể nói chính nhu cầu nhiều hay ít của người đọc đã qui định đến tầm vóc và vị trí của tác phẩm đó trong lịch sử bởi giá trị của TPVH chỉ có được khi người ta đọc nó. Đọc chính là quá trình cụ thể hoá tác phẩm. Theo Roman Ingarden: “Văn bản văn học như là sản phẩm sơ lược với những chỗ trống và những sự việc chưa xác định, giống như một bộ xương” [57, 9]. Tính chất của sự cụ thể hoá này phụ thuộc vào trình độ người đọc, và TPVH sẽ hiện ra đúng diện mạo của nó nếu văn bản văn học gặp được sự cụ thể hoá lí tưởng. Cơ sở tồn tại của TPVH là chất liệu cụ thể của ngôn ngữ. Từng nhóm từ, các câu, nhóm câu kể cả âm điệu và chữ viết đều là những sản phẩm chủ ý của các hoạt động tạo ra câu của ý thức. Đi sâu vào cấu trúc bên trong của TPVH, tìm hiểu các mối liên kết văn bản và quá trình biểu hiện nghĩa và tạo nghĩa của ngôn từ, lí luận văn học hiện đại phân biệt ba yếu tố liên kết đó là cái biểu đạt, cái được biểu đạt và nghĩa, trong đó nghĩa là tâm điểm tạo ra cấu trúc bền vững của toàn bộ tác phẩm.

Một phần của tài liệu 225049 (Trang 72 - 74)