b. Xác định góc nghiêng mái dốc (Lập bản đồ độ dốc); Diện tích thu gom nước tính trên một đơn vị chiều dài (Lập bản đồ diện tích thu gom nước)
3.4.3. Đánh giá biến động
3.4.3.1. Hiện trạng biến đổi
Vùng nghiên cứu có 3 mặt được bao bọc bằng các vịnh biển là vịnh Cuốc Bê, vịnh Hạ Long-Bãi Tử Long và sông Cửa Ông (còn gọi là vịnh Cửa Ông). Đường bờ vịnh
biển chiếm tới 3/4 chu vi của vùng-khoảng 2222 km. Trên cơ sở phân tích các điều kiện động lực hiện đại, nhân sinh và qua phân tích ảnh viễn thám nhiều thời kỳ cho giai đoạn 1991 đến 2007 cho thấy toàn bộ đường bờ biển trong khu vực nghiên cứu không có xói lở, chỉ có bồi tụ và được phân ra các đoạn như sau:
Trên cơ sở chồng ghép đường bờ các năm 1991, năm 2001, năm 2007, tích hợp các lớp thông tin mô tả hiện trạng sử dụng đất khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, tác giả đã thu được những kết quả sau:
Từ kết quả so sánh, tính toán cho thấy, địa hình bờ biển khu vực Hạ Long - Cẩm Phả sau 16 năm đã có nhiều biến đổi. Nhiều khu vực bờ biển biến động mạnh như phường Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Hồng Hà, Hồng Hải, Hà Tu.
Tổng diện tích biến động từ năm 1991 đến năm 2001 là: 9,663662 Km2. Bảng 3.9:Hiện trạng biến đổi đường bờ một số khu vực giai đoạn 1991 - 2001
Khu vực Khoảng cách bồi Tốc độ bồi
Max Min Max Min
Phường Hồng Hải 407m 40m 40,7m/năm 4m/năm
Phường Hồng Hà 519m 52m 51,9m/năm 5,2m/năm
Phường Cẩm Sơn 530m 50.97m 53m/năm 5.097m/năm
Phường Cẩm Phú 448m 20.3m 44.8m/năm 2.03m/năm
Phường Cẩm Đông 500m 100m 50m/năm 10m/năm
Hình 3.24: Khu vực biến động theo xu hướng mở rộng đường bờ lớn nhất của khu vực Hạ Long – Cẩm Phả từ năm 1991 đến năm 2001 (khu vực gần moong khai thác than Cọc 6).
Hình 3.25: Khu vực mở rộng đường bờ thuộc các phường Bạch Đằng, Hồng Hà Hồng Hải, Hà Tu từ năm 1991 đến năm 2001 (khu vực gần moong khai thác than Hà Tu). Tổng diện tích biến động từ 2001 đến năm 2007 là 7,842706.2700 Km2
Hình 3.26: Đường bờ thuộc phường Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy biến đổi rất mạnh
Bảng 3.10: Hiện trạng biến đổi đường bờ một số khu vực giai đoạn 2001 - 2007
Khu vực Khoảng cách bồi Tốc độ bồi
Max Min Max Min
Phường Cẩm Thạch 693m 336m 115.5m/năm 56m/năm
Phường Cẩm Thủy 764m 611m 127.3m/năm 101.83m/năm
Phường Cẩm Phú 672m 305m 112m/năm 50.83m/năm
Phường Cẩm Sơn 540m 132m 90m/năm 22m/năm
Khu vực phường Yết Kiêu, Cao Xanh, Hà Khánh giai đoạn 1991 – 2001 ( tổng diện tích biến động là 0.066670 Km2) biến động rất ít nhưng giai đoạn 2001 đến 2007 biến động rất nhiều (tổng diện tích biến động là 1.865402 Km2).
Hình 3.27: Đường bờ được mở rộng do san lấp ở khu vực phường Yết Kiêu, Cao Xanh, Hà Khánh
Như vậy, tốc độ biến đổi đường bờ theo hướng mở rộng ngày càng phát triển nhanh. Từ năm 2001 đến năm 2007 chỉ cách nhau 6 năm nhưng tốc độ mở rộng đường bờ bằng 81,16% so với tốc độ mở rộng đường bờ từ năm 1991 đến năm 2001 (khoảng thời gian thay đổi 60%)
3.4.3.2. Luận giải.
Từ các kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn 1991 - 2007 bờ biển khu vực Hạ Long - Cẩm Phả đều có xu hướng bồi tụ, có rất ít các điểm bị xói lở và hầu hết tốc độ xói lở đều rất thấp. Mức độ biến động đường bờ của hai giai đoạn 1991-2001 và 2001 - 2007 có sự chênh lệch rất đáng kể. Như vậy, phải có điều gì đó thay đổi có tính đột biến liên quan đến khả năng cung cấp vật liệu cho vùng bờ hay chế độ động lực biển hoặc có cả hai. Xét về điều kiện tự nhiên, rõ ràng không có những biến đổi lớn để dẫn đến hiện trạng như vậy. Mặt khác, các điều kiện tự nhiên về cấu trúc địa chất, thành phần thạch học đã được trình bày trong chương 2, rõ ràng không thuận lợi cho sự vận chuyển vật liệu ra biển. Còn chế độ động lực bờ, mặc dù trong điều kiện yên tĩnh và lặng sóng, nhưng do biên độ triều quá lớn, dòng chảy vào pha triều rút rất mạnh, nên khả năng để tích tụ mở rộng bờ là rất hạn chế.
Trên thực tế, kết quả khảo sát tại những khu vực có tốc độ bồi tụ lớn như ở khu vực phường Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Bạch Đằng, Hồng Hà, Hồng Hải, Hà Tu cho thấy bãi biển ở đây được mở rộng đều do việc san lấp mặt bằng cho các khu dân cư mới .Một số khu vực, đường bờ dịch chuyển về phía biển là do hoạt động đắp đầm nuôi
Từ đó có thể nhận định rằng, nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi đáng kể đường bờ biển trong giai đoạn gần đây chủ yếu là do các hoạt động nhân sinh, bao gồm các hoạt động như san lấp mặt bằng, đắp đập nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, đổ thải v.v... đang phát triển rất mạnh với quy mô ngày càng lớn.
Trong khi đó, các bãi thải của một số mỏ trong khu vực nghiên cứu như bãi thải ở Nam Lộ Phong, bãi thải Bắc Núi Béo, bãi thải Đông Cao Sơn... được đổ cao như núi ở ngay gần bờ biển hoặc ở thượng nguồn các lưu vực sông, suối nhỏ. Chúng được cấu tạo bởi các vật liệu vụn bở, có độ gắn kết kém, rất dễ bị xói mòn vào mùa mưa. Có rất nhiều các suối bắt nguồn từ bãi thải, các suối lớn phải kể đến suối Lộ Phong (bắt nguồn từ các bãi thải của mỏ Hà Tu-Hà Lầm), Khe Dè (bắt nguồn từ các bãi thải của mỏ than Đèo Nai-Cọc6)... Các suối đều ngắn, dốc và đổ trực tiếp ra biển. Bởi vậy, mỗi khi vào mùa mưa, đặc biệt khi có mưa với cường độ cao dễ xảy ran guy cơ trượt lở, lũ bùn đá, một lượng vật liệu lớn từ các bãi thải bị đưa ra biển.