Các kiểu vỏ phong hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phụcvụ giảm thiểu tai biến thiên nhiên vùng ven biển Hạ Long (Trang 45 - 46)

Một số kiểu VFH trong vùng nghiên cứu như sau: (hình 3.29) 2.7.2.1. Kiểu vỏ sialferit

Là kiểu vỏ chiếm ưu thế trên các đá thuộc hệ tầng Hồng Gai (T3n-rhg), đới litomar thường biến động trong khoảng 0,5 đến khoảng 2 m tùy theo từng vị trí. Điển hình của kiếu mặt cắt này có ở hành trình tây Khe Sim, tại điểm khảo sát QN.3065 (7.31,146- 23.27,6), từ trên xuống có cấu tạo như sau:

- 0- 0.4m: tầng thổ nhưỡng màu nâu vàng lẫn sỏi, sạn, rễ cây, thành phần chủ yếu là sét bột.

- 0.4- 2,1m: lớp phong hóa hoàn toàn, thành phần là sét bột lẫn dăm sạn màu nâu vàng, nâu xám.

- > 2.1m: Đá gốc của hệ tầng Hồng Gai bị phong hóa dở dang, thế nằm không rõ ràng, bị nhiều khe nứt cắt chéo nhau, thành phần là cát sạn kết.

2.7.2.2. Kiểu vỏ ferosialit

Chiếm diện tích nhỏ, chúng phát triển chủ yếu trên các đá của hệ tầng Hà Cối (J1- 2hc), đặc trưng của dạng địa hình này là chúng phân bố ở phần rìa, thấp hơn, kiểu mặt cắt này có mặt ở Đồng Rùa và một phần diện tích ở vùng Cửa Ông (rìa vùng nghiên cứu). Đặc trưng của kiểu VPH loại này có lớp litomar rất mỏng, chỉ dưới 1m, thậm chí có nơi không có, đá gốc lộ ngay trên bề mặt địa hình (vùng Cửa Ông, dưới các tảng lăn dăm sạn là đá gốc chưa bị phong hóa). Các nghiên cứu của GS. Phạm Văn An cho rằng đặc trưng của VPH ferosialit thường có hàm lượng sắt cao, thường đạt tới 21- 30%, liên quan tới kiểu VPH này thường gặp kết vón laterit.

2.7.2.3. Sản phẩm của phong hóa trên đá vôi

Đá vôi dạng khối phân bố tập trung ở phía nam đông nam vùng nghiên cứu, có diện tích khoảng xấp xỉ 30 km2, quan điểm của chúng tôi cho rằng trên đá vôi không tồn tại VPH, mà thực chất trên đá vôi chỉ tồn tại sản phẩm của VPH. Do quá trình hòa tan rửa lũa để tạo ra các hang động, phễu, hố … có kích thước rất đa dạng. Sản phẩm quan trọng còn để lại của quá trình phong hóa là keo aragonit, travectin với thành phần hỗn hợp của oxyt sắt, oxyt mangan, keo aragonit lấp đầy các khe nứt tạo

ra các nhũ đá góp phần củng cố vững chắc thêm cho các hang động. Nếu quá trình rửa lũa xảy ra trên mặt thì sản phẩm để lại là lớp sét lẫn oxyt mangan màu đỏ nâu thường được gọi là terrarossa, rất tốt cho cây trồng.

Tóm lại, vùng Hạ Long – Cẩm Phả với 2 kiểu VPH là sialferit và ferosialit, xét về diện phân bố và quy mô thì quan trọng nhất là kiểu Sialferit. Về phương diện chiều dày, VPH phát triển rất không đồng nhất, điều đặc biệt quan trọng rằng đây là vùng mỏ, các tác động nhân sinh biến đổi mạnh mẽ theo từng ngày, từng giờ. Địa hình bị cày xới, VPH không còn tính nguyên trạng của nó, các TB liên quan tới VPH mà nguyên nhân chính lại là con người, các tác động của quá trình khai thác than ngày một gia tăng, kèm theo đó là hiện tượng phá rừng, đây là một trong những nguyên nhân tác động xấu đến môi trường địa chất ở vùng nghiên cứu, ngoài hiện tượng sạt, lở đất thì hành động vô ý thức của con người đã làm gia tăng không ngừng trên các dạng địa hình khác nhau, gây tụt gương nước ngầm, làm nhiều vùng bị khô hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phụcvụ giảm thiểu tai biến thiên nhiên vùng ven biển Hạ Long (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w