Trong thời gian vài chục năm trở lại dây, mực nước đại dương có xu hướng đang ngày tăng lên cao. Điều này tạo nên những điều kiện bất lợi cho việc bảo tồn các đảo chắn bờ và là nguyên nhân khiến cho chúng bị bào mòn. Ở những nơi mà cùng với quá trình nâng của mực nước đại dương còn có quá trình sụt lún kiến tạo của miền bờ, thì sự bào mòn còn diễn ra mạnh hơn. Sự dâng cao của mực nước biển sẽ dẫn tới gốc xâm thực cơ sở bị tăng lên, làm tăng độ dốc của bãi. Khi đó hoạt động xói lở bờ sẽ xảy ra để bờ đạt tới một trắc diện cân bằng mới (hình 2.1).
Theo số liệu tính toán khối lượng băng hà cổ, K.K. Markov và đồng nghiệp đã đưa ra kết luận rằng, vào thời kỳ lạnh nhất (thí dụ thời kỳ Vuộc muộn) mực nước Đại
dương thế giới đã hạ xuống thập hơn hiện nay đến 110m, vào thời kỳ gian băng, cũng theo tài liệu này, mực nước biển dâng lên trên mực nước hiện nay khoảng 10m.
Liên quan với sự tan rã băng hà cuối cùng, đã xảy ra biển tiến sau băng hà lần cuối hoặc biển tiến Holocen của Đại dương thế giới. Một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng, gần 6 ngàn năm trước vào thời gian tối ưu của khí hậu, mực nước đã cao hơn hiện nay một vài mét. Người ta gọi dấu vết của mực biển này là thềm biển Flandrian cấu tạo bởi trầm tích Holoxen và có tuuổi tuyệt đối gần 6 - 6,5 ngàn năm. Một số người giả thiết rằng sự phân bố rộng rãi của các đảo chắn bờ (bar bờ) cũng liên quan với biển tiến này. Một số người khác lại cho rằng sự dâng lên của mực nước Đại dương giảm dần cho đến mức hiện nay và vào Holocen vẫn không vượt quá vị trí hiện tại của nó và đưa ra những điều giải thích khác về sự thành tạo các thềm biển nói trên. Quan điểm thứ nhất rõ ràng hơn, khi dự báo theo các số liệu đo mực nước sau 150 - 200 năm thì mực nước Đại dương tăng lên với mức độ trung bình là 1mm/năm .
Như vậy, trên các đọan bờ ổn định về mặt kiến tạo, cũng như các đoạn bờ có tốc độ nâng kiến tạo nhỏ hơn 1mm/năm, thì đã tạo ra kết quả hạ lún tương đối của bờ do biển tiến này. Dấu hiệu nâng tương đối của bờ cũng được quan sát trên các đoạn bờ có tốc độ nâng lên của vỏ trái đất lơn hơn 1mm/năm. Trên các đoạn bờ xảy ra sự hạ lún của vỏ trái đất, thì kết quả hạ lún kiến tạo được cộng với sự dâng lên của mực nước đại dương và ở đây sự hạ lún tương đối của bờ sẽ được biểu hiện rất rõ rệt.
Hiện nay, đã có rất nhiều các tài liệu công bố về sự thay đổi mực nước đại dương thế giới. Số đo của 229 trạm trên thế giới cho thấy trong vòng hai thế kỷ trở lại đây mực nước đại dương trung bình tăng 1 - 1,5mm/năm. Chuỗi số liệu dài nhất đo được tai trạm Brest (Pháp) từ năm 1807 - 1981 cho kết quả trung bình là tăng 0,8mm/năm. Các số liệu đo ở Panama từ năm 1909 -1981 cho kết quả là 1,8mm/năm; ở Taiwan từ năm 1904 - 1943 là 2,2mm/năm; ở Philipin tăng 1,3mm/năm trong thời gian từ năm 1902 - 1965. Qua các chuỗi số liệu nhiều năm ở các đài trạm, cũng có rất nhiều các tác giả đã đưa ra kết quả tính toán dự báo về sự dao động của mực nước đại dương.
Đối với khu vực nghiên cứu, việc xác định độ dao động mực nước đại dương không chỉ có giá trị đối với nghiên cứu sự thay đổi đường bờ, nó còn có ý nghĩa lớn trong việc tính toán sự thay đổi địa hình đáy biển. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi
mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1994 cho thấy, tại trạm Hòn Dấu (Đồ Sơn) tốc độ dâng lên của mực biển trong thời gian qua là 2,15mm/năm.