ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản (Trang 45 - 46)

- Tông Nichiren và tông Jodo

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản như đã biết - là một quốc gia đảo, được hình thành từ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ với đường biên giới biển trên 3.000 km. So với các nước trong khu vực, Nhật Bản là quốc gia khá biệt lập bởi khi khoa học và kỹ nghệ chưa phát triển nó chỉ có một con đường duy nhất để liên hệ với thế giới bên ngoài - đường biển. Đặc điểm lịch sử này đã đặt một dấu ấn khá đậm nét trong lịch sử nước Nhật, trở thành nhân tố góp phần hình thành một phong cách độc lập, tự cường của người Nhật cả trong kinh tế và cả trong văn hóa. Có tình hình đó bởi, một nền văn hóa không thể tồn tại nếu không tự phát triển. Muốn phát triển khi sự giao lưu văn hóa được xem là một phương thức của phát triển - hạn chế, ắt phải phát huy đầy đủ nội lực. Chính vì vậy, khi có cơ hội giao lưu văn hóa với bên ngoài người Nhật Bản rất nhanh chóng bản địa hóa các yếu tố ngoại nhập, làm cho nhiều yếu tố được bản địa hóa, có màu sắc khác lạ với nguồn gốc phát sinh ra nó. Chẳng hạn trong thời kỳ phong kiến, khi các tướng quân nắm quyền lực (Sô gun), "họ nhấn mạnh ở Phật giáo tinh thần rèn luyện tu thân hơn là lễ

nghi hình

thức"[10, tr. 10]. Hay khi Nho giáo được du nhập, những mặt tích cực của nó phục vụ cho sự phát triển xã hội rất được chú ý khai thác. Tương tự như vậy:

Thần đạo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín dị đoan, mà góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống. Và cũng có thể nói như vậy với những phong tục và lễ nghi của Nhật Bản đã

góp phần tạo nên cuộc sống nề nếp, bảo đảm cho sự phát triển xã hội[10, tr. 17].

Vì thế văn hóa Nhật Bản liên tục phát triển. Những mặt ổn định tạo nên truyền thống nhưng không khép kín mà luôn biết luân chuyển, mở rộng đón nhận những giá trị văn hóa mới của nhiều dân tộc khác. Đặc điểm chung đó của văn hóa Nhật Bản là cơ sở để tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Nhật Bản.

Một vấn đề khác cũng cần được xác định khi bắt tay nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Nhật Bản mà các phần trước đã khẳng định, đó là, Phật giáo cho đến ngày nay vẫn là một trong những trụ cột, tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Những ảnh hưởng của Phật giáo được biểu hiện đa dạng và phong phú đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó chủ yếu được xem xét trên ba phương diện chủ yếu:

- Phật giáo với văn học nghệ thuật. - Phật giáo với đạo đức xã hội.

- Phật giáo với phong tục, lễ hội truyền thống.

Một phần của tài liệu Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w