Sự phục hưng của các tông phái thời Nara

Một phần của tài liệu Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản (Trang 29 - 31)

Như đã trình bày ở phần trước, Kegon tông được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản nhờ công của Đạo Duệ, trong thời Heian, Kegon tông có phần sa sút. Năm 997 Trí Quang xây dựng Tôn Thắng viện ở chùa Todaiji cầu mong phục hưng tông phái này nhưng không thành công. Sang thời Kamakura, các đệ tử của Kegon tông như Cao Biện (1172 - 1232), Ngưng Nhiên (1239 - 1321) mới thực sự chấn hưng được tông phái này.

Điểm lưu ý của giai đoạn phục hưng Kegon tông là ở chỗ, các sư tăng không chỉ thuần Kegon mà trong tư tưởng có sự sùng tín nhiều tông khác, nhất là Shingon tông. Chẳng hạn Cao Biện chủ trương Kegon và Mật nhất trí, nguyện vãng sanh cõi trời đâu suốt hay như Ngưng Nhiên là người tinh thông các sách thanh minh, âm luật, quốc sử và cả thần thư.

* Hosso tông

Đây là tông được hình thành từ thời Nara. Đến thời Heian thì suy vi. Đến cuối thời Heian, các cao tăng như Tụng Tuấn, Giác Hiếu, Dịch Khánh chủ tâm trung hưng. Mặc dù chủ trương đạt đến một tâm thức vắng lặng (vì tâm động thành cảnh) nhưng Hosso tông cũng có sự pha tạp của các tông phái khác như Jodo tông, Ritsu tông. Các cao tăng của Hosso tông cũng có người mong cầu được vãng sanh nơi cực lạc và là những người rất coi trọng luật ghi.

* Ritsu tông

Đây là tông phái do Gián Châu truyền vào Nhật Bản thời Heian, song từ giữa thời Heian nó có phần sa sút nghiêm trọng. Nguyên nhân là sự sa sút phẩm hạnh của tăng ni cũng như sự lấn át của các tông phái khác. Sau đó nhờ sự thức tỉnh của tư tưởng Mạt pháp mà dần dần nó được phục hưng.

Người có công lao phục hưng Ritsu tông là Thực Phạm. Ông đã dốc sức phục hưng tông Luật và đã để lại cho đời bộ sách Đồng Đại tự giới đài việc thụ giới thức (nghi thức thụ giới của việc giới đàn chùa Todaiji) vào năm 1122. Tiếp theo Thực Phạm là Tạng Tuấn, Giác Hiếu, Trịnh Khánh, Giới Như... cũng rất nỗ lực cổ xúy Ritsu tông.

Một phần của tài liệu Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản (Trang 29 - 31)