Kiến nghị với Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngânh hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 61 - 63)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

3.3.4Kiến nghị với Chi nhánh Láng Hạ

Thứ nhất: Chi nhánh cần phải áp dụng đầy đủ quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng và quyết định 165/QĐ-HĐQT về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của mình. Áp dụng đồng bộ các chính sách của Nhà Nước về quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai: Chi nhánh cần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tăng cường nguồn vốn thu hút từ dân cư cho tương xứng với tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn.Chi nhánh cần phải tự túc nguồn vốn ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách có hiệu quả và tăng cường thay đổi cơ cấu trong công tác đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba: Chi nhánh cần tăng số lượng phòng giao dịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, cần phải có các bước đột phá mới trong hoạt động nghịêp vụ thẻ Tín dụng...

Thứ tư: Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng trẻ đi học tập để nâng cao hiệu quả, hiểu biết kiến thức pháp luật và năng lưc chuyên môn làm việc của mình, nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng đi thực tế để xem xét tình hình để phân tích đưa ra các thông tín phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán rủi ro một cách chuẩn xác...

Thứ năm: Xây dựng hệ thống thông tin Tín dụng, cùng với hệ thống thông tin Tin dụng của Nhà nước thiếp lập cơ sở dữ liệu để phục vụ quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng nhằm ngăn ngừa, phát hiện rủi ro. Nâng cao hiệu quả làm việc của Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh…

Thứ sáu: Chi nhánh cần phải bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, biện pháp của ngành từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát để tránh các dư luận xấu, đồng thời kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử lý sau thanh tra, kiểm tra…

Kết Luận

thất. Và trong hoạt động tín dụng thì nguy cơ không thu được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là luôn tồn tại. Để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng thì, mỗi cán bộ tín dụng cần phải quán triệt và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; thực hiện đúng và đầy đủ quy trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức.

Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về rủi ro tín dụng và qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, cũng những phân tích về diễn biến hoạt động tín dụng trong những năm gần đây, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế phần bớt phân nào rủi ro tín dụng cho chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.

Để có thể giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội thì cần phải hiểu được nguyên nhân của nó để từ đó có những giải pháp, biện pháp giải quyết thích hợp. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành được đề tài, nhưng vì trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Do đó, em rất mong được sự quan tâm và góp ý của quí thầy cô.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngânh hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 61 - 63)