Coi trọng nhưng không quá ỷ lại vào tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngânh hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 51 - 52)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

3.2.4. Coi trọng nhưng không quá ỷ lại vào tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố ngân hàng xem xét đến khi phân tích cho vay. Bởi tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay nếu dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng không đúng như dự kiến. Tuy nhiên, khoản vay sẽ phải được thanh toán bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải từ tài sản nên tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện cần, không phải

là điều kiện đủ để cho vay. Vì thực tế cho thấy một số lượng lớn các khoản vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo lại trở thành nợ quá hạn. Như vậy, cán bộ tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ khi tiếp cận với các khoản vay có tài sản đảm bảo thì nên chú ý một số vấn đề.

Đầu tiên là các điều kiện cần thiết về tài sản. Hiện nay có rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp nhà nước được dùng làm tài sản đảm bảo trong khi giấy chứng nhận sở hữu không rõ ràng, tính thanh khoản thấp, không đủ tính pháp lý… Ngoài ra, có rất nhiều tài sản đảm bảo chịu nhiều biến động kinh tế giá cả, chu kỳ kinh tế, hệ thống pháp lý. Do vậy, cán bộ tín dụng cần đánh giá chính xác và có khả năng dự báo những thay đổi về giá trị của tài sản đó; tránh tình trạng cán bộ tín dụng tin vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà đánh giá quá cao, đến khi phát mại thì ngân hàng chịu thiệt hại nhiều, không thu hồi được vốn như dự đoán.

Hơn nữa, khi khoản vay có tài sản đảm bảo của khách hàng gặp vấn đề thì cán bộ tín dụng nên giúp đỡ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh, chứ không nên ỷ lại, chờ đến lúc phát mại tài sản. Bởi nếu khách hàng đủ điều kiện được gia hạn nợ hoặc thấu chi, rất có thể việc kinh doanh của khách hàng được tiếp tục và đủ khả năng trả nợ. Như vậy, ngân hàng sẽ ít thiệt hại hơn vì phát mại tài sản thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thủ tục, chi phí, thời gian, giá trị…

Ngoài ra, khi cho vay nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng cũng không nên từ chối ngay yêu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay tuy không có tài sản đảm bảo nhưng làm ăn có hiệu quả, uy tín tốt thì vẫn có thể là một trong những đối tượng được sử dụng vốn vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngânh hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w