Vị trí cây chè trong đời sống và nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè nhằm tăng sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế (Trang 25 - 26)

Nớc chè, từ xa đến nay vẫn là thứ nớc uống giải khát phổ biến nhất, của nhân dân trong nớc và trên thế giới. Uống chè chống đợc lạnh, khắc phục đợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ơng, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn sảng khoái, hng phấn do chất cafêin, trong những thời gian lao động căng thẳng về trí óc và chân tay.

Chè có tác dụng bảo vệ sức khỏe con ngời: chữa bệnh đờng ruột nh kiết lị, ỉa chảy (do tanin), lợi tiểu (do theofilin, theobromin), kích thích tiêu hóa mỡ, chống béo phì, chống đợc sâu răng và bệnh hôi miệng. Trong chè còn có nhiều vitamin C, B2, PP, K, E, F,...và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể. Gần đây các Hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con ngời tại Canlcuta (ấn Độ, 1993), Thợng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuoka (Nhật Bản, 1996), Pari (2000), Kênia (2001) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa sinh lí con ngời, chức năng phòng ngừa ung th bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tiểu đờng, ngăn ngừa cholesterol tăng cao, chống lão hóa do tác dụng chống ôxi hóa.

Chè là cây trồng bản địa truyền thống có tác dụng bảo vệ môi trờng ở Việt Nam. Đến nay đã xác định đợc 16 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền Bắc và Tây Nguyên. Trồng chè đúng quy trình kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật có tác dụng phủ xanh đất dốc đồi núi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trờng sinh thái.

Cần phải có biện pháp hữu hiệu để khắc phục các tác hại của thiên nhiên nhiệt đới nh chống xói mòn, thoái hóa đất chè, hạn chế tác hại của sâu bệnh và nắng hạn ở các vùng chè Tây Nguyên, Khu IV cũ....có gió tây khô nóng.

Cây chè là cây xóa đói giảm nghèo tạo ra công ăn việc làm và ổn định đời sống cho hàng chục vạn hộ gia đình. Quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung, bao gồm sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ, đã hình thành các cụm dân c, nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là tại các vùng sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, khai hoang ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trờng của hơn 30 nớc trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bớc đầu đa vào các thị trờng khó tính nh Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mĩ; do đó sẽ đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể. Thị trờng trong nớc cũng đòi hỏi số lợng ngày càng nhiều, chất lợng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng, theo đà tăng dân số và mức sống ngày càng cao của ngời dân Việt Nam.

Chè có giá trị văn hóa, cho nên trên thế giới và trong nớc ta đã hình thành nền Văn hóa chè lâu đời, sinh động phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. ở

Việt Nam, trong gia đình nông thôn đến thành thị, chè vẫn chiếm một vị trí trang trọng trong giao tiếp, lễ nghi, cới xin, ma chay, hội hè, đình đám, thờ cúng phật giáo và tổ tiên. Chè là một thứ nớc uống tạo ra cho con ngời một thế giới tâm linh, một nguồn cảm hứng trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ, thanh sắc, hình khối, nh thơ văn, hội họa, ca múa nhạc, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè nhằm tăng sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w