Áp dụng định mức chi Ngân sách Nhà nớc cho giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (Trang 38 - 40)

3) ở các đơn vị dự toán:

2.3.2áp dụng định mức chi Ngân sách Nhà nớc cho giáo dục và đào tạo.

Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi ngân sách nhà nuớc, Tuy nhiên đối với giáo dục và đào tạo, trong quy trình lập ngân sách, ngoài những định mức chi tiết thờng đợc áp dụng theo hệ thống các định mức chi ngân sách Nhà nớc áp dụng chung cho lĩnh vực Hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trò tham khảo chính trong quá trình thảo luận ngân sách nh tỷ lệ giáo viên-học sinh, quy mô lớp học.. còn lại các định mức nh chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hớng dẫn quá trình phân bổ kinh phí.

Từ năm 1992 trở về trớc, ở nớc ta việc phân bổ kinh phí ngân sách giáo dục cho các địa phơng (tỉnh, thành phố) đợc xác định theo đầu học sinh các cấp học. Từ năm 1993 (thực hiện nghị quyết 76/HĐBT ngày 9/9/1992 của Hội đồng bộ trởng - nay là chính phủ, định mức chi cho giáo dục đợc tính theo dân số và có hệ số thích hợp cho từng vùng dân c và từ đó đến nay Bộ tài chính đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi định mức chi ngân sách giáo dục, đào tạo để phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, năm 1996 Bộ Tài chính đã có thông t số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 hớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nớc năm 1997, ban hành kèm theo mức chi ngân sách về giáo dục, đào tạo, và năm 1998 có hớng dẫn số 562TC/NCSN ngày 3/3/1998 h- ớng dẫn các mức chi trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, bổ sung mức chi sau đại học, mức chi đối với học sinh hệ đào tạo tại chức, mức chi đối với học sinh phổ thông các cấp học, học sinh trờng phổ thông dân tộc nội trú và mức chi xoá mù chữ.

ở Nghệ An, trong những năm vừa qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu t ngân sách cho giáo dục và đào tạo, chi ngân sách cho giáo dục hàng năm đều có tăng lên nhng nhìn chung cha tơng xứng với quy mô phát

triển giáo dục. Nguồn ngân sách tăng lên hàng năm vẫn chủ yếu do ngân sách Trung ơng trợ cấp, khả năng chi trả nhờ có nguồn thu vợt dự toán của các cấp ngân sách ở địa phơng là không đáng kể. Với nguồn ngân sách Trung ơng phân bổ còn hạn hẹp, dựa vào định mức chi trên đầu dân số, nếu áp dụng định mức phân bổ kinh phí trên đầu học sinh cho các đơn vị, cơ sở giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn xuất phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, Nghệ An là địa phơng có có dân số ở độ tuổi đi học cao, mặc dù mức chi giáo dục trên đầu ngời của Nghệ An nh đã nêu trên gần tơng đơng với mức bình quân của cả nớc (90%), nhng nếu tính toán phân bổ trên đầu học sinh, khả năng ngân sách sẽ không thể đáp ứng đợc. Mặt khác, trong những năm qua, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phơng UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách, chế độ về giáo dục và đào tạo nh: cơ chế khuyến khích đào tạo lại và bồi dỡng cán bộ, chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế nhng nguồn kinh phí không đợc trung ơng cân đối, tỉnh không có nguồn để bố trí chi cho các nội dung này mà chủ yếu lấy trong nguồn ngân sách Trung ơng đã bố trí chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm, khoản chi này cũng tơng đối lớn ( khoảng 6 tỷ đồng/năm chi cho đào tạo lại và bồi dỡng cán bộ, 5 tỷ đồng/năm chi hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế). Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm định mức chi tính trên đầu học sinh cho giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, do tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở cấp học tiểu học, Trung học phổ thông đã và đang là một vấn đề nan giải đối với Nghệ An, ở mỗi cấp học nêu trên lại có tình trạng giáo viên thuộc bộ môn xã hội thiếu, bộ môn tự nhiên lại thừa. Trong điều kiện cha giải quyết đợc vấn đề này một cách hợp lý, vẫn phải đảm bảo các chế độ về tiền lơng cho số giáo viên thừa, đồng thời phải chi trả tiền dạy thêm giờ đối với các trờng có số lợng giáo viên thiếu. Vì vậy, nếu áp dụng các định mức chi tính trên đầu học sinh do trung ơng quy định, một số trờng sẽ không đủ kinh phí để chi trả lơng cho giáo viên.

Thứ ba, một số trờng ở vùng cao không đáp ứng đợc tỷ lệ giáo viên/học sinh do số học sinh trên một lớp học không đảm bảo, giáo viên vẫn phải dạy các lớp ghép. Vì vậy, nếu áp dụng định mức chi trên đầu học sinh, một mặt,các trờng ở vùng núi cao sẽ không đảm bảo kinh phí để hoạt động, mặt khác không đảm bảo công

bằng về phân bổ ngân sách cho các trờng trong một vùng cũng nh giữa thành phố, đồng bằng và miền núi...

Bên cạnh đó định mức phân bổ ngân sách trung ơng quy định hiện nay cũng không tránh khoải những tồn tại, tiêu chí làm căn cứ xây dựng định mức đối với một

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (Trang 38 - 40)