Mối quan hệ giữa nhân tố con người và chất lượng trong quản lý tại công ty may TNHH Hoà Hưng.

Một phần của tài liệu Yếu tố con người trong quản lý chất lượng tại công ty may TNHH Hòa Hưng (Trang 34 - 39)

ty may TNHH Hoà Hưng.

2.1. Về trình độ văn hoá.

Trình độ văn hoá có tác động lớn đối với chất lượng sản phẩm nói riêng, và chất lượng toàn công ty nói chung. Lao động có trình độ văn hoá cao sẽ có nhận thức tốt đối với các công việc, các hoạt động trong công ty. Thông qua đó doanh nghiệp giảm được chi phí đào tạo và các chi phí khác, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khă năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể ắm bắt rõ trình độ văn hoá trong công ty, có thể tham khảo bảng số liệu sau năm 2005:

Bảng số liệu trình độ văn hoá công ty may TNHH Hoà Hưng.

Stt Đơn vị Giới tính Trình độ Nam Nữ Đại học Cao đảng Trung cấp Phổ thông 1 Ban giám đốc 3 0 3 2 Phòng cơ điện 5 3 3 5 3 Phòng kỹ thuật 9 3 3 5 4 4 Phòng KCS 4 2 4 2 5 Phòng KD XNK 7 8 2 8 7 6 Phòng kế hoạch 4 5 4 5 7 Phòng tổ chức LĐTL 6 9 6 8 Phòng hành chính 11 5 2 8 6 9 Phòng bảo vệ 13 1 1 13

10 Phân xưởng may 1 25 205 250

11 Phân xưởng may 2 35 200 25 210

14 Phân xưởng thêu 3 20 1 22

15 Phân xưởng vệ tinh 270 114 384

16 Tổng 500 1000 21 37 43 1399

17 Tỷ lệ % 1,4 2,5 3,1 93

Căn cứ vào số liệu ở bảng trên, ta thấy trình độ văn hoá của lao động ở công ty may TNHH Hoà Hưng chủ yếu là lao động phổ thông là 1399 người chiếm 93 % tổng số lao động toàn công ty. Số lao động này chủ yếu ở các phân xưởng may và phân xưởng vệ tinh, làm việc trực tiếp trên dây truyền sản xuất. Cho nên không đòi hỏi lao động có trình độ văn hoá cao như ở các bộ phận khác. Đây cũng chính là đặc điểm chung của ngành may mặc.

Lao động có trình độ Đại học của công ty có 21 người chiếm 1,4% lực lượng lao động của công ty, tập trung ở các bộ phận đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao, quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

Ngoài ra số lượng lao động còn lại là cao đẳng và trung cấp. Lượng lao động này cũng chiếm tỷ lệ không cao. Nhìn chung trình độ văn hoá trong ngành may mặc không đòi hỏi trình độ cao. Mà chủ yếu là lao động phổ thông làm những công việc đơn giản, thủ công thuần tuý

Với cơ cấu về trình độ lao động như vậy, công ty gặp những khó khăn trong quá trình quản lý, nhất là quản lý về chất lượng. Đây là vấn đề không dễ để nhưng công nhân có thể hiểu. Công ty đang trong qúa trình xây dựng và áp dụng những chương trình chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nên điều đó đặt ra nhu cầu đào tạo về chất lượng đối với công nhân viên trong toàn công ty. Đó thực sự là những khó khăn trên con đường phát triển của mình.

2.2. Về trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ.

Trình độ, tay nghề chuyên môn nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản lý chất lượng trong công ty. Lao động

có chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hang, nâng cao năng suất lao động.

Theo đánh giá chung thì trình độ chuyên môn của công nhân thường thấp, số lượng kỹ sư và công nhân bậc cao chưa có nhiều. Nên sẽ rất khó khăn cho việc tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do số công nhân không làm việc lâu dài, mà chỉ đến tuổi 30 – 35 là họ bỏ. Vì số lượng là nữ chiếm nhiều, nên việc tích luỹ kinh nghiệm ít.

Đối với cán bộ quản lý, đây là là một bộ phận rất quan trọng, có nhiệm vụ truyền đạt giúp đỡ công nhân hiểu được chính sách chất lượng, chiến lược khác. Có thể nói lực lượng này là cầu nối giữa ban giám đốc và công nhân.

Nếu lực lượng này thiếu chuyên môn nghiệp vụ về quản lý và kỹ thuật thì công việc quản lý chất lượng gặp nhiều khó khăn và không đạt kết quả.

2.3. Về độ tuổi lao động.

Bảng số liệu về độ tuổi lao động trong công ty may TNHH Hoà Hưng năm 2004: Stt Đơn vị giới tính Nhóm tuổi Nam Nữ Dưới 25 25 - 35 Trên 35 1 Ban giám đốc 3 0 1 2 2 Phòng cơ điện 5 3 3 5

4 Phòng KCS 4 2 6 5 Phòng KD XNK 7 8 5 10 6 Phòng kế hoạch 4 5 1 5 3 7 Phòng tổ chức LĐTL 6 9 2 9 4 8 Phòng hành chính 11 5 14 2 9 Phòng bảo vệ 13 1 5 9

10 Phân xưởng may 1 25 205 125 75 30

11 Phân xưởng may 2 35 200 120 90 15

12 Phân xưởng may 3 50 210 150 50 60

13 Phân xưởng may 4 45 215 200 30 30

14 Phân xưởng thêu 3 20 15 5 3

15 Phân xưởng vệ tinh 270 114 200 114 70

16 Tổng 500 1000 824 427 249

17 Tỷ lệ % 33,3% 66,7% 55 28,5 16,5

Số liệu ở bảng cho ta thấy lực lượng của công nhân có độ tuổi rất trẻ được thể hiện: Độ tuổi dưới 25 tuổi có số lượng rất lớn là824 người chiếm 55% lực lượng lao động toàn công ty; độ tuổi từ 25 -30 tuổi có 427 người chiếm 28,5%; độ tuổi trên 35 có 249 người chiếm 16,5% lực lượng lao động.

Với lực lượng phần lớn là dưới 25 tuổi, có thể khẳng định được đây là thế mạnh của công ty. Nếu công ty có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý, chế độ động viên khuyến khích bằng các biện pháp thích hợp nhằm khai thác sức trẻ, tinh thần hăng say làm việc, học hỏi, sang tạo, chất lượng của bộ phận này.

Đối với những cán bộ công nhân tuổi đời tuổi nghề cao đã gắn bó với công ty lâu năm, sẽ là người truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu cho những công nhân trẻ. Đây cũgn là một yếu tố công ty cần khai thác tốt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng toàn công ty.

Tuy nhiên với nguồn lao động trẻ cũng là thách thức không nhỏ đối với công ty. Vì đội ngũ lao động này chưa có trình độ và kinh nghiệm trong nghề. Hơn nữa với đặc điểm trẻ nên họ sữ không kiên trì, dễ bỏ việc khi gặp khó khăn thách thức. Do vậy công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng them về chuyên môn, ý thức tinh thần trách nhiệm.

2.4. Vấn đề về nhận thức, ý thức chất lượng.

Trong quá trình lao động, ý thức có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và năng suất lao động. Để có thể nhận thức được vấn đề chất lượng là vấn đề sống còn đối với công ty.

Việc nhận thức này phải được thực hiện từ cấp lãnh đạo cấp cao cho đến công nhân viên trong toàn công ty.

Có một hiện tượng là trong giờ làm việc người công nhân luôn sẵn sang ngồi chơi vì thiếu vật tư hay một lý do nào khác không phải do lỗi của họ. Thay vì phản đối kiến nghị thì họ lại ngồi chơi, đến khi nhận lương họ nhận được ít ngay lập tức họ phản đối, tỏ thái độ không bằng lòng.

Tuy nhiên vẫn còn những người lao động nhận thức được rằng quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với công ty, nên họ rất hăng say làm việc, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị làm lợi cho công ty.

Một phần của tài liệu Yếu tố con người trong quản lý chất lượng tại công ty may TNHH Hòa Hưng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w