Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, hoạt động của các ngành chức năng, các đoàn thể, các tổ chức xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ppt (Trang 94 - 103)

cấp chính quyền, hoạt động của các ngành chức năng, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân để thực hiện nhiệm vụ xây dựng MTVH

Đây là giải pháp trọng tâm, có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng MTVH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.

* Trước hết là nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng, các đoàn thể và nhân dân đối với việc bảo vệ và xây dựng MTVH.

Có thể nói, hạn chế lớn nhất ở địa phương hiện nay là chưa thật sự ý thức đầy đủ và coi trọng nhiệm vụ xây dựng MTVH ở cơ sở. Nói tới xây dựng ĐSVH cơ sở, hầu hết các địa phương đều coi trọng hơn các biện pháp xây dựng kinh tế, tạo lập cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), giữ gìn vệ sinh môi trường. ở cấp vi mô, nội dung xây dựng MTVH phần lớn chỉ chú trọng tới các mặt hình thức bề nổi như sạch, đẹp, an toàn (giữ gìn vệ sinh công cộng, không gây rối trật tự công cộng, ăn mặc sạch sẽ, lịch sự khi ra đường, nhà ở, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch đẹp...). Các nội dung chuyên sâu, có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH chưa được nhận thức đầy đủ. Đó là các vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng các quan hệ sản xuất mới, xây dựng các chuẩn mực, quy tắc hiện đại trong hành vi, lối sống, phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử, xây dựng NSVM đô thị v,v... chưa được lượng hóa thành các nội dung, chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực. ở cấp vĩ mô, chương trình "5 không" của thành phố tuy hết sức cụ thể, thiết thực, có vai trò rất lớn trong việc xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn chưa mang tính khái quát, còn thiếu hụt rất nhiều các mục tiêu quan trọng khác cần giải quyết (ô nhiễm MTTN, MTXH; quốc nạn tham nhũng; NSVM đô thị...). Xây dựng MTVH chưa trở thành nội dung cốt lõi, là mục tiêu trọng yếu của công tác xây dựng ĐSVH cơ sở. Dường như vẫn còn tồn tại sự biệt lập hoặc chồng chéo giữa xây dựng MTVH với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" và gần đây nhất là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng

ĐSVH". Trong nhận thức của không ít cán bộ đảng viên và nhân dân, vấn đề bảo vệ và xây dựng MTVH vẫn là công việc riêng của ngành Văn hóa thông tin, của sở Khoa học, công nghệ và môi trường, của chính quyền. Họ chưa thấy hết sự tác hại ghê gớm đang diễn ra từng giờ, từng phút, ở mọi nơi, mọi lúc khi MTVH bị tha hóa, hủy hoại và ô nhiễm. Đây là những trở lực rất lớn, vì khi chưa nhận thức đúng thì chưa thể có hành động đúng, thậm chí còn vô tình tiếp tay cho những hành động sai trái, hủy hoại MTVH.

Nâng cao nhận thức về bảo vệ và xây dựng MTVH ở Đà Nẵng hiện nay tránh sự thoái hóa, xuống cấp từ bên trong, sự tấn công từ bên ngoài của các thế lực thù địch, tạo lập một phong trào hành động rộng khắp trong xã hội được coi là giải pháp đầu tiên trong hàng loạt các giải pháp khác.

Muốn vậy, trong xu hướng phát triển đi lên của thành phố, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và các đoàn thể nhân dân mà trước hết là ngành văn hóa thông tin phải quán triệt sâu sắc, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và văn bản của Chính phủ về công tác văn hóa, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), nghị quyết Đại hội IX của Đảng; luật Di sản văn hóa, các pháp lệnh, chỉ thị về lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, hội hè, đình đám... Nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa nói chung và MTVH nói riêng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới XHCN. Coi vấn đề bảo vệ và xây dựng MTVH là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó ngành Văn hóa thông tin đóng vai trò chủ quản.

Phải ý thức đầy đủ MTVH của các cơ sở (các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, nhà trường, bệnh viện... các khu dân cư như làng, bản, ấp, xã phường) có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra MTVH xã hội. Phải đảm bảo MTVH ở cơ sở lành mạnh, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, tiếp nhận thông tin, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí cho mọi thành viên. Đẩy mạnh xây dựng GĐVH, làng văn hóa, khối phố văn hóa, nâng cao tính tự quản của các cộng đồng dân cư về NSVM, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn... chính là những giải pháp thiết thực và cụ thể để nâng cao chất lượng MTVH. Đây còn là cơ sở quan trọng tạo ra sự khai thông, sự phối hợp đồng

bộ và thống nhất giữa xây dựng MTVH và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH" ở cơ sở, khắc phục những khuyết nhược cố hữu, một chiều khi tiến hành riêng rẽ từng cuộc vận động.

Cần khắc phục triệt để từ trong nhận thức cũng như trong hành động coi xây dựng MTVH chỉ đơn thuần là các hoạt động bề nổi, các hoạt động có tính bổ trợ mà không chú trọng đến các hoạt động bề sâu của nó, hoặc những tư tưởng xem nhẹ vai trò của các giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội trong việc nâng cao chất lượng MTVH. Xây dựng MTVH hoàn toàn thống nhất với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH" vừa được phát động, là một trong những xương sống cấu thành nhiệm vụ xây dựng ĐSVH ở cơ sở. Nó là cơ sở quan trọng đảm bảo tính thống nhất về hành động và thống nhất về mục tiêu trong các chương trình hành động xây dựng ĐSVH cơ sở. Cùng sử dụng thành quả tổng hợp của nhiều ngành văn hóa, giáo dục, y tế,... bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để hướng về cơ sở, nhằm đưa văn hóa thâm nhập vào đời sống trở thành một yếu tố khăng khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của người dân, thành một động lực quan trọng của sự phát triển. Xét đến cùng, xây dựng ĐSVH cơ sở cũng chính là sử dụng đồng bộ các giải pháp, các chính sách, các chương trình... nhằm xây dựng nên một MTVH sôi nổi, phong phú, văn minh, đầy tính nhân văn và thẩm mỹ; vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc ở mọi cộng đồng dân cư, ở mọi khu vực. Hơn nữa, tạo ra sự thống nhất giữa xây dựng MTVH với xây dựng ĐSVH cơ sở sẽ khắc phục được xu hướng chỉ thu hẹp nội dung xây dựng ĐSVH cơ sở khép kín vào một số hoạt động sự nghiệp thuộc ngành văn hóa, dễ dàng vận dụng linh hoạt vào từng lĩnh vực cụ thể (xây dựng trong cộng đồng nghề nghiệp, cơ quan, công sở, doanh trại bộ đội, các tổ chức tôn giáo...). Chú trọng xây dựng MTVH trong xây dựng ĐSVH cơ sở còn phát huy được nhiều loại hình hoạt động của các cộng đồng dân cư khác nhau, các thiết chế khác nhau, không chỉ bó hẹp trong hoạt động của ngành văn hóa thông tin, hay các ngành chức năng. Ví dụ như hoạt động văn hóa ở các chùa đình, lễ hội, ở các di tích danh thắng... Xây dựng MTVH có sự tác động tương hỗ, đưa nhiệm vụ xây dựng ĐSVH cơ sở vào chiều sâu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng MTVH. Cần làm cho nhân dân hiểu rõ tác hại ghê gớm của sự xuống cấp, suy thoái của MTVH cũng giống như MTTN bị hủy hoại, ô nhiễm nghiêm trọng, di hại, hậu quả nặng nề của nó không chỉ tác động đến nòi giống, chất lượng cuộc sống mà còn hủy hoại nhân cách con người, nền tảng đạo đức xã hội, là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế - xã hội, mất ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Xây dựng MTVH chỉ mang lại hiệu quả thiết thực một khi nhân dân nhận thức đầy đủ, có ý thức tự giác chấp hành và coi đó là quyền lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ của chính bản thân mình, làm chuyển biến cuộc vận động thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng của toàn xã hội. Kết quả điều tra ở thành phố Đà Nẵng cho thấy do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đề ra chủ trương "xây dựng MTVH trong các đơn vị quân đội" mà có tới 100% đối tượng là bộ đội có nhận thức đúng đắn coi công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người (cao hơn cả đối tượng là giáo viên 94,2%; đối tượng là CBCNV 94,3%; đối tượng là học sinh, sinh viên 95,5%...) [32, tr. 11].

Tóm lại, phải làm rõ xây dựng MTVH là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, là trách nhiệm của toàn dân và phải thông qua những biện pháp tổng thể về chủ trương, chính sách, chương trình hành động, phát huy tác dụng của các thiết chế văn hóa, di sản văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng để tạo ra một đời sống tinh thần lành mạnh, tiến bộ, nhân văn, theo định hướng của Đảng. Đồng thời xây dựng MTVH không chỉ dừng lại ở mục đích tạm thời là tạo ra sức đề kháng với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà nó cần được xây dựng hoàn thiện và toàn diện như một chỉnh thể bao gồm tất cả các thành tố cấu thành ĐSVH, MTVH. Do đó, không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng và sự can thiệp của các cấp chính quyền vào tất cả các thành tố cấu thành MTVH.

* Cùng với việc nâng cao nhận thức là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò của các cấp chính quyền, kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội và nhân dân để thực hiện xây dựng MTVH.

Đây chính là cơ sở quan trọng để biến nhận thức thành hành động, đưa chủ trương, nhiệm vụ xây dựng MTVH hội nhập vào đời sống xã hội ở địa phương.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp.

Các cấp ủy Đảng chính là người lãnh đạo, quán triệt quan điểm, xây dựng đường lối trên cơ sở vận dụng đường lối chung của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Trên cơ sở đó các cấp chính quyền hoạch định thành những chủ trương, chính sách, chương trình hành động cụ thể, đảm trách vai trò chỉ huy, dàn dựng và tổ chức thực hiện ở cơ sở. Xây dựng MTVH là một nhiệm vụ khá mới mẻ và phức tạp nếu không có sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền thì khó có thể thực hiện thành công.

Thực tiễn ở Đà Nẵng thời gian qua cho thấy vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ở nhiều cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Theo kết quả điều tra của Ban Dân vận thành ủy Đà Nẵng (năm 1997 - 1998) cho thấy, chỉ có 16,43% đối tượng ở khu vực đô thị cho rằng tổ chức cơ sở Đảng "Có vai trò tích cực đối với việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân sinh sống, sản xuất kinh doanh" và cũng chỉ có 26,15% đối tượng là công nhân trong các doanh nghiệp cho rằng tổ chức cơ sở Đảng đã quan tâm đến quyền lợi của họ [39, tr. 53]. Kết quả đề tài "Điều tra đánh giá nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng thành phố Đà Nẵng" cho thấy, kênh tiếp nhận thông tin về vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường qua công tác vận động tuyên truyền của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn cho những chỉ số rất thấp: nói chuyện tuyên truyền 7,1%; tập huấn 1,6% [32, tr. 13]. Phần lớn việc tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình: 35,3%, radio: 10,2%, sách báo 14,4%), cán bộ chính quyền ít tiếp cận, chưa phát huy được hình thức trao đổi thông tin hai chiều, phổ biến trực tiếp cho người dân, nên hiệu quả trong công tác còn thấp. Hầu hết người dân thành phố chỉ tiếp nhận thông tin bằng hình thức tuyên truyền một chiều (truyền hình,

radio,...) nên chưa hiểu sâu sắc về các vấn đề môi trường liên quan nên ý thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn hẹp và không đồng đều.

Khắc phục tình trạng đó, trước hết trong phạm vi quản lý vĩ mô phải xây dựng được những thể chế, chính sách, biện pháp đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở chi bộ đường phố, khu dân cư. Trong đó, Đảng đóng vai trò trung tâm lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận và các đoàn thể vận động, thuyết phục, giải thích, kêu gọi, tổ chức các hình thức thi đua, hành động cách mạng của quần chúng. Các cấp ủy Đảng phải đi sâu, đi sát, nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén giúp cho chính quyền các cấp thể chế hóa các chủ trương, chính sách đó thành các chương trình hành động cụ thể.

Nâng cao nhận thức và tầm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí đảm bảo phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng, văn hóa. Đồng thời bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật. Để xây dựng MTVH, các cấp ủy, chính quyền địa phương vừa phải đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn vừa phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ, nắm vững và thực hiện một cách tự nguyện, có như vậy đường lối của Đảng mới đi vào cuộc sống. Tăng cường công tác truyền thông đại chúng là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và mọi cán bộ đảng viên.

Trong công tác lãnh đạo, quản lý cần thực hiện đầy đủ các chính sách để điều chỉnh các hoạt động về văn hóa và xây dựng MTVH, đó là:

+ Chính sách kinh tế trong văn hóa để vừa bảo đảm tính định hướng chính trị, gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế vừa có thêm nguồn lực tài chính cho các hoạt động văn hóa.

+ Chính sách văn hóa trong kinh tế, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế, các mục tiêu, giải pháp kinh tế luôn hướng tới, đạt tới các tiêu chí của văn hóa, gắn với các mục tiêu, giải pháp văn hóa, xây dựng con người, nêu cao đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất,

kinh doanh. Đồng thời các hoạt động kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa.

+ Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, nhằm động viên mọi nhân tài, vật lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cho các hoạt động văn hóa, thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào việc sáng tạo, phổ biến các giá trị văn hóa, góp phần xây dựng MTVH lành mạnh ở địa phương.

+ Thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc; chính sách khuyến khích sáng tạo; chính sách ưu đãi người có công với nước.

Chú trọng xây dựng MTVH từ trong tổ chức Đảng, trong bộ máy chính quyền địa phương vừa góp phần nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, vừa tạo ra tấm gương sáng cho toàn xã hội noi gương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ppt (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)