CHIẾN TRANH ĐƯỢC MIÊU TẢ NHƯ ĐANG DIỄN RA

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 78 - 85)

b. Một số kiểu cốt truyện của truyện ngắn Bảo Ninh

3.2.CHIẾN TRANH ĐƯỢC MIÊU TẢ NHƯ ĐANG DIỄN RA

Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kết thúc hơn ba mươi năm, mọi đau thương tưởng như lãng quên cùng năm tháng, thế nhưng hàng vạn con người không thể nguôi quên. Bao cuốn nhật ký, hồi ký còn đó, có những nhà văn không sống trong bom đạn nhưng họ vẫn viết được về chiến tranh. Bảo Ninh từng sống dưới góc trời bão lửa chiến tranh nên cảm nhận về chiến tranh dường như rất thật. Việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra cũng là một thủ pháp quen thuộc của lớp nhà văn hậu chiến, một lần nữa Bảo Ninh đã khẳng định ngòi bút của mình qua thủ pháp này.

Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra thể hiện một điểm nhìn rất trung thực của người lính hậu chiến. Không còn cảm hứng chủ đạo miêu tả chiến tranh hoành tráng, sử thi, không còn cảnh miêu tả chiến tranh rất đỗi oai hùng của văn học 1945-1975. Văn học sau 1975 đi vào việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra với những khám phá hết sức đặc sắc, những sự thật về chiến tranh đã được phanh phui và người lính có thể không có những phẩm chất, cốt cách được miêu tả như trong văn học 1945-1975 nhưng sẽ là những con người rất thực, rất người. Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện trước hết ở trong tâm tưởng, tâm hồn nhân vật. Cuộc chiến tranh ấy diễn ra trong cảm nhận người lính rõ mồn một. Qua việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra số phận người lính trong và sau chiến tranh trong từng truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên khá rõ nét.Trong tâm tưởng của nhân vật "tôi" ở truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền chiến tranh đã thực sự diễn ra, từ tâm tưởng tâm hồn người lính cuộc chiến tranh chống Mỹ cách đây hơn hai mươi năm đã diễn ra hết sức chân thực. Tác giả viết: "Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố.Trong phòng cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở...

- Hình như qua rồi, - Cô gái lên tiếng, gần như thì thầm và run run, phác một nụ cười nhợt nhạt - Hình như nó chỉ dọa"

Bằng cách miêu tả trực diện, chiến tranh được mở ra dần với những khốc liệt của nó, vẻ hoảng sợ của cô gái trước sự tấn công của B52.

"-Vâng. B52 đấy. Lại một đêm nữa.

- Ph i ra h m thôi! - Tôi không nén n i h i h p - Chúng nó v o sátả ầ ổ ồ ộ à

r i. Mau lên!" Không ch mình cô gái ho ng s m c ngồ ỉ ả ợ à ả ười lính c ngũ

ang r t h i h p, bom M ch ng lo i tr m t ai, ch m t m nh bom thôi

đ ấ ồ ộ ỹ ẳ ạ ừ ộ ỉ ộ ả

c ng ũ đủ để mang thương tích, úng nh suy ngh c a anh: "c m giác lâmđ ư ĩ ủ ả

nguy đột ng t tr nên nh c bu t","s c ng th ng n i tôi ã truy n sang côộ ở ứ ố ự ă ẳ ơ đ ề

n i hãi hùng". N u nh trỗ ế ư ướ đc ây v n h c 1945-1975 xem s s hãi n yă ọ ự ợ à

c a ngủ ười lính l y u hèn thì bây gi B o Ninh th hi n nh à ế ờ ả ể ệ ư để à l m t ngă

lên cái áng s c a bom B52. Chi n tranh v n ti p t c di n ra trong tâm h nđ ợ ủ ế ẫ ế ụ ễ ồ

nhân v t "tôi", trong giây phút y không th ậ ấ ể đưa mình ra m ch u à ị đạn mà

h ã tìm n i n n p: "Trên m t át ch t l ng ch còn tr v hai chúng tôi,ọ đ ơ ẩ ấ ặ đ ế ặ ỉ ơ ơ

sóng ôi nhau trong n i kinh ho ng. Th i kh c t ng giây t ng giây m t nhđ ỗ à ờ ắ ừ ừ ộ ư

b nu t i m ch ng ị ố đ à ặ đường tr n ch y thì h u nh không cùng. M t ngã ba.ố ạ ầ ư ộ

R i n a m t ngã t . Cái h m công c ng c a cô gái âu mãi không th y. Mồ ữ ộ ư ầ ộ ủ đ ấ à

vì vướng ôi gu c nên cô n ng không ch y đ ố à ạ được. V i l i, tr i i có ch yớ ạ ờ ơ ạ

c ng không k p n a r i. Vùng ngo i vi ã khai h a. Các tr n a pháo 100 lyũ ị ữ ồ ạ đ ỏ ậ đị

ng lo t c t ti ng g m. Ch p gi t sáng lòe. V tên l a, tên l a, t ng c p,

đồ ạ ấ ế ầ ớ ậ à ử ử ừ ặ

t ng c p r tr n mây, m m lao lên, v ch nh ng lu ng ừ ặ ẽ ầ ầ ầ ạ ữ ồ đỏ ự r c". S c t nứ à

phá c a B52 l có th t, c s s hãi c a nh ng ngủ à ậ ả ự ợ ủ ữ ười lính l có th t, m tà ậ ộ

s th t hi n nhiên c a chi n tranh. ây chính l m t trái còn khu t l p mự ậ ể ủ ế Đ à ặ ấ ấ à

v n h c cách m ng ch a vi t lên u c. B i cu c chi n ch ng M ă ọ ạ ư ế đ ợ ở ộ ế ố ỹ được vi t sau chi n tranh nên B o Ninh có c h i ế ế ả ơ ộ để nhìn th ng v o s th t, vẳ à ự ậ à

dù vi t trong hòa bình nh ng chúng ta v n th y ế ư ẫ ấ được cu c chi n tranh yộ ế ấ

nh ang di n ra, b i t n sâu n i tâm tư đ ễ ở ậ ơ ưởng người lính th c s chi n tranhự ự ế

ã in sâu.

Sự thật về chiến tranh không chỉ như vậy, đằng sau nỗi lo sợ kinh hoàng cốt cách phẩm chất người lính vẫn được tỏa sáng. Khi cơn bão đạn qua, người lính ấy không vì mối tình cảm cá nhân mà quay trở về nhà với cô gái mà anh đã tìm cách giúp đỡ những người bị nạn, anh nói với cô gái: "Anh phải lại đó góp một tay. Em về trước đi". Sau đó họ thất lạc nhau. Trong tâm tưởng người lính hình ảnh cô gái và đêm chiến tranh Hà Nội vẫn sẽ còn mãi, bởi thế khi nghĩ về nó chiến tranh vẫn như đang diễn ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các truyện ngắn như Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của ký ức, Hà Nội lúc không giờ... hình ảnh cuộc chiến tranh diễn ra dưới những cái nhìn khác nhau. Ở truyện ngắn Rửa tay gác kiếm chiến tranh diễn ra trong tâm tưởng của nhân vật "tôi" - người kể chuyện, còn có tâm tưởng của anh em binh lính khác. Chiến tranh diễn ra trước mắt những người lính với những cuộc tấn công hủy diệt của giặc Mỹ, cuộc chiến tranh đầy máu và khói súng diễn ra từng lúc, từng nơi ám ảnh mãi người lính. Dù chiến tranh đã lùi xa, người chết đã yên phận, người trở về đã có cuộc sống mới nhưng trong mỗi người lính không một chút bình yên vì trong kí ức của họ chiến tranh vẫn như đang diễn ra. Không phải trận chiến mới với người xung quanh mà trận chiến của năm tháng xa xưa. Những trận chiến được ví như: "trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây mà lại im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút xuống như mưa song không một tiếng xào xạc". Những trận chiến ào ạt xô về diễn ra trong những giấc chiêm bao. Trong truyện ngắn Rửa tay gác kiếm, phần nhiều Bảo Ninh miêu tả những cái chết của lính Mỹ, những cái chết tanh tưởi, "dập dềnh nổi lên trên cái ao máu của chính mình", số phận của những kẻ đi xâm lược được khắc họa cùng với tội ác của chúng thể hiện niềm tin "kẻ gieo gió ắt gặp bão", mặt khác nói lên nỗi ám ảnh quá khứ khiến tâm tưởng người lính chẳng chút bình yên. Chiến tranh như đang diễn ra bởi hằn sâu trong tâm trí của họ "bóng ma" của quân thù vẫn lởn vởn, trêu ngươi.

Ngoài việc miêu tả chiến tranh như đang diễn ra trong tâm tưởng tâm hồn người lính ta còn bắt gặp hướng khai thác này theo điểm nhìn và tiêu điểm thông tin [21,128]. Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện cho rằng "điểm nhìn di động trong thời gian kể... điểm nhìn được nêu trực tiếp và công khai trước khi kể làm cái chỉ dẫn cho người đọc trong toàn truyện hay một đoạn văn" [21,128] để chỉ dẫn cho người đọc Nguyễn Thái Hòa cho đó là những thời gian niên biểu. Trong các truyện ngắn Bảo Ninh các chỉ dẫn này là một trong những dấu hiệu thể hiện điểm nhìn chiến tranh như đang diễn ra.

Ở truyện ngắn Trại“bảy chú lùn”, chiến tranh diễn ra vào: "mùa mưa năm 62", mùa mưa ấy Mộc được đưa về lán của anh Nua, mốc thời gian ấy gắn kết Mộc với trại "bảy chú lùn", "Bảy chú lùn, gọi thế, nhưng khi tên ấy đã thành quen thì đã chẳng còn đủ bảy. Sau Y Nua, là Tý. Chết năm 64" lần lượt các niên biểu thời gian được nêu ra, chỉ dẫn về những mất mát của chiến tranh. "Đến năm 67 lại chết thêm Hinh", nhưng những cái chết của anh em trại bảy chú lùn không chỉ dừng đến đó: "cuối mùa mưa 68, kỷ niệm sáu năm kết nghĩa vườn đào, đến lượt Huy, người anh em thứ sáu của tôi bị cơn sốt ác tính vật ngã ngoài rẫy lúc đang cùng tôi làm cỏ lúa". Chiến tranh như đang diễn ra với những tháng ngày cụ thể, trong tâm hồn người lính các mốc thời gian trở thành những con số thiêng liêng, chẳng hạn: "cuối năm 67, trong một chuyến đưa khách về Ân Cốc, hai đồng chí nam ở T65 bị bọn thám báo Mỹ phục kích giết chết" hay: "mùa mưa năm 68, Nga không trút qua Lào như mọi năm" hoặc là "Rồi, bước sang năm 70..."

Chiến tranh được miêu tả như đang diễn ra còn được thể hiện ở tiêu điểm thông tin về thời gian trong các truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ, Lá thư từ Quý Sửu, Rửa tay gác kiếm, Thời tiết của ký ức. Ngoài những niên biểu bằng các con số như "những ngày cuối năm 53"(Thời tiết của ký ức), "sau tết năm Quý Sửu" (Rửa tay gác kiếm) ... các truyện ngắn này thường có những chỉ dẫn khác, chẳng hạn như Hà Nội những năm "Giáp Thìn", "Mậu Thân"...

(Hà Nội lúc không giờ), hay "cuối mùa mưa", "cho đến cuối tháng chín", "khi mùa khô đến"... (Rửa tay gác kiếm), hoặc là "thời kỳ tản cư", "giữa thời loạn lạc"... (Thời tiết của ký ức) và "Đêm mùa khô ngắn ngủi" (Lá thư từ Quý Sửu)... Đôi khi có những chỉ dẫn gián tiếp như: "Mỹ - Diệm đã chối bỏ hiệp thương" (Thời tiết của ký ức)...

Trong Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa đã nhấn mạnh: "Dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là thời gian của cốt truyện, nói đúng ra là bối cảnh của thời gian. Bối cảnh thời gian dù xa hay gần đều thuộc quá khứ, còn người kể phải lấy điểm xuất phát hiện tại, như vậy giữa hành động kể và thời gian cốt truyện, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Đó là khoảng cách tiểu thuyết" [21,128] theo Nguyễn Thái Hòa thì giữa hành động kể và thời gian cốt truyện có một khoảng cách lớn và để thu hẹp khoảng cách này thì người kể phải di động điểm nhìn, người kể cần hướng về cốt truyện để đảm bảo tính chân thực nhưng mặt khác người kể phải hướng tiêu điểm về hiện tại.

Đối với mỗi truyện ngắn Bảo Ninh, khi thể hiện điểm nhìn chiến tranh như đang diễn ra, tác giả đã chuyển điểm nhìn của người kể chuyện để rút ngắn khoảng cách, bởi cuộc chiến tranh được kể lại này là cuộc chiến tranh chống Mỹ trong lịch sử dân tộc tính đến thời điểm được kể là đã hơn ba mươi năm. Hiện tại đã là sau chiến tranh nhưng để thực hiện chủ đích nghệ thuật của mình, Bảo Ninh đã đi động điểm nhìn hiện tại người kể chuyện về quá khứ của chuyện kể, thời hiện tại đồng thời với cuộc sống đang diễn ra .

Có thể thấy, thời hiện tại đóng vai trò chủ đạo vì đó là thời gian cảm nhận. Trong hiện tại các nhân vật sống với quá khứ của hiện tại. Chẳng hạn trong truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền, thời điểm chuyện là sau hai mươi năm chiến tranh nhưng chiến tranh được kể lại giống như đang diễn ra. Nếu cắt bỏ đi phần mở đầu câu chuyện người đọc khó cảm nhận được đó là quá khứ, để nhân vật trôi theo dòng tâm tưởng, liên tưởng người đọc dễ dàng cảm nhận được đây là thời gian đang xảy ra một cuộc chiến tranh trong tâm hồn người lính hậu chiến.

Đối với truyện ngắn Rửa tay gác kiếm cũng vậy, sau hai mươi năm hình dung lại chiến tranh. Truyện Thời tiết của ký ức là sau bốn mươi năm, truyện

Ba lẻ một sau hai mươi năm...

Bên cạnh việc miêu tả chiến tranh như đang diễn theo kí ức người lính, chúng ta còn bắt gặp trong truyện ngắn Bảo Ninh việc miêu tả cuộc chiến tranh như đang diễn ra (truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công). Bên lề cuộc tấn công được mở đầu bằng không gian sinh hoạt của khẩu đội cao xạ. Lúc này trời đã vào đêm, có hai người đã ngủ, còn lại họ đang ngồi bên bếp lửa, gã trai hiền dịu biệt danh thần sầu ngồi đọc sách, cùng nói chuyện và tán gẫu. Đâu đó trong đồn điền cao su vang lên tiếng súng và ở hướng đông dội lên cả tiếng đại bác. Giặc Mỹ đã tấn công ở phía xa. Riêng không gian này vẫn đang bình yên và mọi người vẫn thức để chờ cháo chín. Cuộc tấn công chưa xảy ra ở đây nhưng gần đó đã có người hy sinh. Chỉ vì cứu vợ chồng kẻ làm tay sai cho kẻ thù mà Phúc - khẩu đội trưởng đã hy sinh trước khi vào cuộc tấn công. Đây là truyện ngắn duy nhất trong tập truyện ngắn Bảo Ninh miêu tả cuộc chiến tranh như đang diễn ra một cách trực tiếp, đây cũng là một truyện ngắn khi kết thúc đã tạo ra một khoảng trống, người đọc tự đặt câu hỏi, giải mã các câu hỏi, ngoài Phúc ra khẩu đội cao xạ còn có ai hy sinh nữa? Bên lề cuộc tấn công ấy, cả khẩu đội cao xạ đã thể hiện mình mọi nơi, mọi lúc rất anh dũng. Họ không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, phẩm chất anh hùng của những con người ấy thật đáng trân trọng. Nói đến chiến tranh là nói đến mất mát, hi sinh. Đó là sự thật - sự thật của ba mươi năm máu xương đồng bào ta đã đổ. Và ở những ngày cuối cùng của cuộc đấu tranh sinh tử này, mỗi sự hi sinh càng đáng nhớ, đáng ghi hơn nhiều.

Nói đến sự mất mát do chiến tranh gây ra trong tập truyện ngắn Bảo Ninh còn phải kể đến truyện ngắn Mây trắng còn bay. Truyện không nhiều chi tiết xung đột, truyện kể về một bà mẹ trên chuyến bay ôm trước ngực tấm di ảnh con mình. Bà cụ đã xin phép mọi người được thắp hương cho con, lần giỗ thứ ba mươi. Nỗi đau của chiến tranh in sâu trong lòng mẹ.

Chiến tranh là chết chóc, là sự hủy diệt, văn học phải nói đúng sự thật ấy. Với việc tái hiện chiến tranh như đang diễn ra Bảo Ninh đã hé mở cho chúng ta những sự thật khác nhau về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Tác giả cho thấy cuộc chiến ấy không chỉ diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh mà cả khi đất nước đã hòa bình. Đó là chiến tranh trong cảm nhận của người lính.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 78 - 85)