CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 43 - 44)

c. Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn

CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU

Tình yêu là một đề tài quan trọng của văn học bởi nó thể hiện tập trung quan điểm của con người về cuộc đời và những vấn đề nhân sinh. Văn học đã phản ánh những cung bậc, trạng thái của tình yêu. Nhìn lại văn học dân tộc từ xưa đến nay, có thể thấy đề tài tình yêu được nói đến từ rất sớm nhưng phải kể đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX cùng với sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì tình yêu mới trở thành một nội dung phản ánh sâu rộng và có nhiều thành tựu nổi bật. Ở thế kỷ này, khi xã hội phong kiến đã đi vào sự suy tàn thì niềm tin của các Nho sĩ về tầng lớp vua chúa, quan lại bị lung lay. Họ hoài nghi về mọi chuẩn mực đạo đức. Do đó văn chương chuyên chở đạo lý phong kiến dường như không còn thích nghi với họ, phương diện tình yêu trở thành mối quan tâm của các Nho sĩ lúc bấy giờ, họ công khai ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng gắn bó thủy chung và cổ vũ cho khát vọng chân chính của con người.

Bước sang thế kỷ XX, viết về đời sống tình cảm riêng tư trở thành đề tài quen thuộc của các nhà văn. Trong công cuộc hiện đại hóa văn học, mở dầu cho văn xuôi hiện đại là tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, một tác phẩm đẫm tình cảm tình yêu lứa đôi. Tiếp theo đó hàng loạt tác phẩm viết về tình yêu của nhóm Tự lực văn đoàn ra đời, những Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân,... đánh dấu bước đột phá của văn xuôi Việt Nam trong việc khai thác vấn đề tình yêu hôn nhân đang trên đà thoát li khỏi sự ràng buộc hôn nhân phong kiến. Và từng bước đề tài tình yêu được các nhà văn, độc giả hiện đại quan tâm, họ xem vấn đề tình yêu trong đời sống văn học như là nhu cầu tất yếu của thưởng thức văn học.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 43 - 44)