c. Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn
2.1.1. Đặc điểm nội dung
Trong tập truyện ngắn Bảo Ninh có 13 truyện viết về chiến tranh, theo thống kê có 6 truyện ngắn lồng vào đề tài tình yêu: Trại “bảy chú lùn”, Bí ẩn của làn nước, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ,
Thời tiết của ký ức. Các truyện ngắn này hướng người đọc vào thế giới tình cảm phức tạp trong chiến tranh chống Mỹ.
Tình yêu trong chiến tranh, trước đây ta bắt gặp trong văn học trung đại với khúc ngâm của người chinh phụ:
Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên Non Yên dù chẳng tới miền
Nh ch ng ớ à đằng đẵng đường lên b ng tr iằ ờ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào nguôi...
Đã bao thế kỷ trôi qua nhưng những khúc ngâm vẫn cháy lòng người đọc bởi tiếng thơ đau đáu về nỗi khát khao hạnh phúc, về sự đoàn tụ gia đình. Thế kỷ XX với hai cuộc chiến tranh: kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Dù gian khổ, hy sinh, mất mát song tình cảm, tình yêu lứa đôi vẫn ngời sáng. Tố hữu - lá cờ đầu thơ ca cách mạng từng viết:
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh d nh riêng cho à Đảng ph n nhi uầ ề
Ph n cho th v ph n ầ ơ à ầ để em yêu...
Lý tưởng cách mạng nung nấu trái tim người cộng sản nhưng trong tâm hồn, tình cảm riêng tư vẫn chất chứa bao nỗi niềm. Dường như trong chiến tranh tình yêu lứa đôi lại đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình yêu Tổ quốc, gắn liền với mỗi tên đất, tên làng:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây
(Phạm Tiến Duật)
Nh ng dù v y có th i trong tim m i ngư ậ ờ ỗ ười lính ph i nén ch t tìnhả ặ
yêu, n i nh . Tác ph m v n chỗ ớ ẩ ă ương vi t v tình yêu c ng không nhi u.ế ề ũ ề
Tình c m riêng t , thả ư ường l nh ng tình yêu th y chung, à ữ ủ đẹ đẽp . Sau n mă
1975, chi n tranh k t thúc, cu c s ng m i ã hình th nh nên nh ng conế ế ộ ố ớ đ à ữ
người m i v i nhu c u th hi u th m m khác trớ ớ ầ ị ế ẩ ĩ ước. N u nh trong chi nế ư ế
tranh ngườ đọi c thích nh ng tác ph m v n h c vi t v s ph n chung c aữ ẩ ă ọ ế ề ố ậ ủ
t n c, c a dân t c... thì sau chi n tranh, cu c s ng hòa bình tr l i
đấ ướ ủ ộ ế ộ ố ở ạ
c ng l lúc con ngũ à ười có cái nhìn th c t h n, h không còn h o h ng v iự ế ơ ọ à ứ ớ
nh ng tác ph m ph n ánh hi n th c m t chi u, ữ ẩ ả ệ ự ộ ề đơn gi n. Ngả ườ đọi c hôm nay khao khát s th t, nhìn th ng v o s th t, h mu n khám phá, phanhự ậ ẳ à ự ậ ọ ố
phui để ể hi u bi t v cu c s ng, nh t l v n ế ề ộ ố ấ à ấ đề tình yêu - m t nét ộ đẹp th m m , ẩ ĩ đầy rung c m ngh thu t.ả ệ ậ
Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện đề tài tình yêu từ cái nhìn đa chiều, đa diện. Mỗi truyện ngắn đưa đến một khoảng trời riêng về tình yêu và chiến
tranh. Truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" cho người đọc thấy một tình yêu vô vọng của hai người đàn ông - hai người lính đối với một người con gái. Đó là nỗi khát khao không thành của Huy và nỗi đớn đau của Mộc về Nga - cô giao liên trẻ trung: "cao, cân đối, nước da bánh mật". Nga được miêu tả không có gì nổi bật. Khác với Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Nguyệt được thể hiện trong nét đẹp thanh khiết da trắng, gót chân hồng... Điều này phản ánh đặc điểm của truyện ngắn hôm nay, con người không còn được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng nữa. Nga trong truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" rất gần gũi với con người trong cuộc sống đời thường. Cuộc sống ở trại "bảy chú lùn" vốn đã cô đơn nay lại càng cô đơn hơn khi giữa họ có khoảng cách lớn về tình yêu. Huy lặng lẽ, Mộc âm thầm, cả hai không ai thổ lộ tình cảm của mình với Nga. Có lúc Mộc đã làm phép so sánh: "giữa tôi và Huy, ai buồn hơn, khó mà biết được. Nhưng có lẽ tôi thì cứng rắn hơn một chút, còn Huy mềm yếu hơn". Từ khi Nga đến, tình yêu nảy sinh nhưng không hiểu sao cả Mộc và Huy đều không bước qua khoảng cách ấy để đến với Nga, riêng Huy: " tính đã lặng lẽ, Huy càng trở nên lặng lẽ hơn. Và tôi thì còn thỉnh thoảng sang phòng thăm Nga, làm việc này, việc nọ giúp cô, chứ Huy thì không một lần. Những khi họa hoằn có Nga sang chơi, y như rằng Huy bỏ đi cố tình tránh mặt" điều này thật khó lý giải nhưng đó là tình yêu. Một tình yêu đơn phương gói trọn trong cuộc đời trai trẻ và chôn vùi xuống mồ sâu. Còn lại trong thế giới của trại bảy chú lùn là Nga và Mộc. Tình cảm của Nga với Mộc là nỗi niềm: "tự nén mình trong những đêm dài thao thức", "đứng ở cổng trại mỏi mắt ngóng lên rừng chờ đợi". Còn Mộc: "khi săn được con thú... hay kiếm được quả bưởi rừng về tặng, thấy Nga vui thích, tôi lại tự dối lòng. Đôi khi bất chợt nhìn như nuốt lấy cô, thật không thể nào nói khác được, khi thì nhìn ngắm lén lút. Và như vậy là hạnh phúc, hay như vậy là đau khổ, tôi chẳng biết...". Tình cảm của Mộc dành cho Nga mỗi ngày mỗi lớn nhưng anh vẫn giữ nguyên khoảng cách với Nga cho đến một ngày: "giữa hai chúng tôi đã có người thứ ba vô hình". Người đó đã độc chiếm ở Nga tất cả những tình cảm mà lòng Mộc bấy lâu mòn mỏi chờ mong được có. Nga đã
yêu người khác, sinh con cho người khác. Dù vậy, tình yêu của Mộc với Nga vẫn không thay đổi. Anh vẫn cảm thấy hạnh phúc: "hạnh phúc tuyệt đỉnh" khi Nga sinh con. Họ đùm bọc, cưu mang nhau nơi trại "bảy chú lùn".
Thế giới tình cảm vô cùng phức tạp và bí ẩn, nếu như bao tình yêu thương Mộc dành cho Nga trọn vẹn, thủy chung như vậy thì Nga lại hướng về người đàn ông khác cũng không kém phần sâu sắc: "nỗi buồn niềm mong nhớ của Nga ngày càng thêm da diết, não nùng. Cô già đi, trên vừng trán đẹp đẽ bắt đầu thoáng những nếp nhăn, má tái lại và hõm xuống". Rồi Nga bỏ đi, trong giờ phút chứng kiến Nga đi cùng với con, từ đau khổ tột cùng Mộc đã kêu lên thống thiết: "Hãy quay về ngay. Làm khổ người ta như vậy là đủ rồi nghe chưa. Quay về đi em, Nga". Để lại Nương cho Mộc nuôi Nga vẫn ra đi bỏ lại sau lưng cánh rừng già với tình yêu không trọn vẹn, một nỗi đau buốt đã đâm vào tim Mộc.
Ít viết về nỗi đau, sự li biệt là đặc trưng của truyện ngắn cách mạng, còn ở truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả muốn thể hiện hoàn cảnh của chiến tranh là đã khiến cho tình yêu lứa đôi không được vẹn tròn. Các truyện ngắn hầu hết viết về nỗi bi thương, đau khổ của tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh.
Rửa tay gác kiếm là nỗi xót xa của người chồng bị phụ bạc, Bí ẩn của dòng nước là nỗi chua chát về một định mệnh oái oăm, Thời tiết của ký ức là sự khắc khoải về năm tháng không được sống cùng nhau của Phúc và Quỳnh... Mỗi câu chuyện thể hiện một bi kịch tình yêu khác nhau. Thường khi nói đến tình yêu, người ta thường nghĩ đến một vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng. Thế nhưng hầu hết truyện ngắn Bảo Ninh chỉ có một nỗi buồn, tất cả đều là sự ngoái lại đăm đắm xót xa của con người hậu chiến.