- Hệ thống chính sách, pháp luật của các nước
3.2.2.5. Xây dựng định mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, một trong những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải phát sinh từ phía khách hàng mở L/C là khi đến hạn thanh toán khoản tín dụng mà ngân hàng cho vay để ký quỹ mở L/C, người nhập khẩu vì một lý do nào đó không lường trước được dẫn đến không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng. Khoản tiền mà ngân hàng cho nhà nhập khẩu vay để ký quỹ có thể lên tới gần 100% trị giá L/C mà lúc này, theo thông lệ ngân hàng đã trả cho người thụ hưởng toàn bộ số tiền khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ trong trường hợp thanh toán ngay. Vì thế, việc xây dựng tỷ lệ ký
quỹ hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là rất cần thiết; một mặt hạn chế được rủi ro, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mặt khác giảm đọng vốn cho khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu năm với ngân hàng.
Tại TTGDHS, định mức ký quỹ tối thiểu đang được áp dụng là 20% - 30% giá trị L/C. Định mức ký quỹ đối với từng khách hàng được xác định dựa trên những phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng. Việc quy định định mức ký quỹ tối thiểu như vậy có thể phần nào làm nản lòng một số khách hàng và họ sẽ tìm đến các ngân hàng khác có tỉ lệ ký quỹ ưu đãi hơn.
Như vậy, việc xác định mức ký quỹ tại TTGDHS nói riêng và tại NHTMCP Kỹ Thương nói chung cần tiếp tục phải có sự điều chỉnh ngày càng hợp lý hơn, có danh mục cụ thể, chi tiết hơn về khách hàng để từ đó xây dựng được định mức ký quỹ phù hợp.
Một khía cạnh nữa phải được xem xét khi đề ra mức ký quỹ cho khách hàng là đối tượng hàng hoá nhập khẩu. Có thể chia thành các nhóm hàng hoá như sau:
- Hàng hoá nhập khẩu theo kế hoạch và nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chi phí của các dự án hay phương án kinh doanh này được đảm bảo chi trả bới nhà nước nên có độ an toàn khá cao.
- Hàng hoá vật tư chuyên dụng phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.
- Hàng tiêu dùng, trong đó lại phân thành các nhóm khác nhau (dễ bảo quản tiêu thụ, khó tiêu thụ…).
Có thể lấy ví dụ như sau: công ty A có giấp phép nhập khẩu 1000 bộ linh kiện xe gắn máy hai bánh Honda DreamII dạng IKD xin mở L/C trị giá 1.000.000 USD. Với quy mô doanh nghiệp vừa, nếu phải ký quỹ 100% thì sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Trường hợp này nếu công ty A có uy tín thanh toán ở các lần giao dịch trước và tình hình tài chính sáng sủa thì có thể chỉ phải ký
quỹ ở mức thấp nhất. Ngân hàng có thể cho vay ký quỹ và thế chấp chính bằng bộ hồ sơ hải quan về số khung, số máy của lô hàng này (vì nếu không có bộ hồ sơ này, người mua không thể đăng ký xe được và do đó, doanh nghiệp không thể tiêu thụ được xe). Công ty A vẫn tiến hành nhận hàng, lắp ráp, tiêu thụ, ngân hàng sẽ giải phóng bộ chứng từ hàng hoá theo tiến độ trả tiền của doanh nghiệp. Như vậy, khoản tín dụng của ngân hàng lúc nào cũng được thế chấp bằng một loại hàng hoá dễ tiêu thụ, doanh nghiệp có thuận lợi là không bị đọng vốn, hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, trước hết TTGDHS cần đề ra một số nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng định mức ký quỹ cho từng nhóm khách hàng giao dịch thanh toán dựa trên các tiêu chí sau:
Nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm và thường xuyên với TTGDHS.
Nhóm khách hàng có uy tín cao trong thanh toán ở các lần giao dịch trước với TTGDHS
Nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, có báo cáo tài chính hàng năm tốt, tổng tài sản và vốn chủ có quy mô liên tục tăng; từ đó đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng.
Đối với nhóm khách hàng còn lại, nếu là lần đầu giao dịch thì nhất thiết phải ký quỹ 100%, và phải được nghiên cứu tìm hiểu kỹ.
Ngoài ra, tuỳ theo từng thương vụ, tính chất chủng loại hàng hoá nhập khẩu mà có sự linh hoạt đề ra mức ký quỹ hợp lý sao cho vừa đảm bảo an toàn