Tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm qua.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam doc (Trang 43 - 46)

I. tổng quan về sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 1.Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát

4. Tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm qua.

Nam trong những năm qua.

Trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Sở Giao Dịch nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước bằng việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cung ứng cho nền kinh tế.

Hoạt động của Sở Giao Dịch gắn liền với nhiệm vụ thử nghiệm các chương trình cơ chế chính sách, sản phẩm mới của hệ thống, như các sản phẩm huy động vốn kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo vàng, USD, tiết kiệm và cho vay xây dựng nhà ở, phát hành trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...Các sản phẩm dịch vụ: Uỷ thác, ATM...các sản phẩm tín dụng: Cho vay ứng dụng khoa học kỹ thuật, chương trình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEDF, các dịch vụ bảo lãnh, mô hình tổ chức chi nhánh với phòng quản lý khách hàng...Hầu hết các đề án trên đều được thực thi thành công tại cơ sở tạo tiền đề áp dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc.

Tổng nguồn vốn không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn, tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư vào các thiết bị thi công cho các Tổng công ty, các đơn vị thi công những chương trình trọng điểm của Nhà nước như dự án khai thác mỏ khí Nam Côn Sơn, thi công đường Hồ Chí Minh, các nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất...Hiện nay trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở Giao Dịch có số dư huy động vốn lớn nhất trong toàn hệ thống và là đơn vị dẫn đầu trong huy động vốn, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vốn cho khách hàng.

*Hoạt động huy động vốn.

Công tác huy động vốn đã trở thành một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban giám đốc quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn vốn thanh toán, bước đầu thực hiện việc kinh doanh tiền tệ nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

*Hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng đã đặc biệt chú trọng công tác Marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo các hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả VNĐ và ngoại tệ đối với các Tổng công ty, các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, giảm thiểu hồ sơ, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch. Kết quả là đã có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn.

Cơ cấu dư nợ tín dụng có sự khác biệt, dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm trong khi trung dài hạn thương mại tăng chứng tỏ Sở Giao Dịch đã triển khai tích cực công tác đầu tư, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc và làm việc với các doang nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để ký kết hợp đồng tín dụng. Tín dụng kế hoạch Nhà nước giảm trong khi tín dụng uỷ thác ODA, đồng tài trợ tăng, cho thấy Sở Giao Dịch đang tăng cường cho vay thông qua nghiệp vụ đồng.

*Công tác khách hàng.

Sở Giao Dịch đã có chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cường các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt tìm kiếm khách hàng

có hoạt động xuất khẩu, phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ, nhịp nhàng và phát huy hiệu quả.

*Hoạt động đầu tư.

Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của Sở Giao Dịch là chứng khoán của Chính phủ, chứng khoán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời nó còn là dự trữ thứ cấp của Sở.

Ngoài đầu tư chứng khoán, Sở Giao Dịch còn cùng với Trung ương mở các hoạt động góp vốn như: góp vốn liên doanh VID, liên doanh Lào-Việt, góp vốn liên doanh QBE, góp vốn quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.

*Dịch vụ ngân hàng.

Sở Giao Dịch thực hiện mở rộng đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng theo hướng khép kín phục vụ khách hàng. Trong đó:

-Hoạt động bảo lãnh: đạt kết quả tốt, doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm. Chất lượng bảo lãnh tốt, thủ tục nhanh gọn góp phần nâng cao uy tín của Sở Giao Dịch đối với khách hàng.

-Thanh toán quốc tế: công tác thanh toán quốc tế có bước phát triển nhanh chóng với việc gia nhập mạng SWIFT đầu năm 2000, đạt mức tăng trưởng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, qua đó góp phần tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng.

-Quản lý kinh doanh ngoại tệ: chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ của Nhà nước và của Ngành. Trong tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn và biến động phức tạp, Sở Giao Dịch đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, đa dạng, tích cực chủ động tìm kiếm nguồn mua vào để hỗ trợ các hoạt động khác của Ngân hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ mua bán ngoại tệ với các chi nhánh Ngân hàng trong và ngoài nước, các địa phương, đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc.

-Công tác ứng dụng công nghệ: Triển khai ứng dụng công nghệ đạt kết quả tốt như chương trình thanh toán liên ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM, hạch toán kế toán, huy động vốn Homebanhking...Sở Giao Dịch là

một trong số các chi nhánh đi đầu trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Những năm qua, hoạt động của Sở Giao Dịch đạt hiệu quả ngày càng cao, đóng góp ngày càng tăng vào kết quả hoạt động chung của toàn ngành.

Một số chỉ tiêu chủ yếu 3 năm 2001-2002-2003:

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

.Huy động vốn

6.650.856 7.626.796 8.879.100

.Tiền gửi khách hàng 1.953.133 2.338.372 2.771.700

-Tiền gửi không kỳ hạn 633.032 666.279 556.410

-Tiền gửi có kỳ hạn 1.320.101 1.762.093 2.215.290

. Tiền gửi dân cư 4.392.226 5.288.424 5.636.600

-Tiết kiệm 2.349.607 2.508.236 2.404.572 -Kỳ phiếu 903.629 1.670.934 1.688.811 -Trái phiếu 1.138.990 1.109.203 1.072.424 . Huy động khác 96.493 470.793 . Tín dụng 5.223.826 5.660.368 4.994.625 . Cho vay ngắn hạn 1.310.429 830.339 825.170

. Cho vay trung, dài hạn TM

1.813.109 2.265.679 1.955.707

. Cho vay KHNN 1.026.498 1.012.176 728.528

. Cho vay ủy thác, ODA 387.955 432.392 466.980

. Cho các tổ chức TD vay 381.097

. Cho vay đồng tài trợ 304.738 934.905 1.018.240

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam doc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)