Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 28 - 30)

Quy mô của doanh nghiệp là một yếu tố cần xem xét, bởi những doanh nghiệp có quy mô khác nhau sẽ có những lợi thế, cơ hội khác nhau khi tiếp xúc với thị trường. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có thể đa dạng hoá loại hình hoạt động để giảm rủi ro và nâng cao ưu thế cạnh tranh khi quy mô sản xuất, tiềm lực về tài chính và nhân sự còn quá nhỏ; thêm vào đó những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiên về một loại sản phẩm, và có những sản phẩm mang tinh mùa vụ vì vậy vị thế tín dụng thường bất lợi hơn những doanh nghiệp lớn. Ngược lại, những doanh nghiệp này lại có những lợi thế nhất định như cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, việc quản trị, tổ chức kinh doanh đơn giản hiệu quả.

Quy mô doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, và giá trị nộp ngân sách nhà nước.

Tổng nguồn vốn kinh doanh: đây chính là tiêu chí cơ bản để xác định quy

Tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, nhưng độ lớn của nguồn vốn luôn tỷ lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp. Nhìn vào tổng nguồn vốn kinh doanh, cán bộ chấm điểm có thể đánh giá được doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ. Tổng số lao động của doanh nghiệp: đây là một trong những tiêu chí quan trọng được sử dụng để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn. Thêm vào đó, việc mở rộng sản xuất kinh doanh, thành lập thêm các chi nhánh, đại lý ở các thị trường khác nhau đỏi hỏi những doanh nghiệp này phải có nguồn nhân lực lớn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng sản xuất quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm hay mở rộng thị trường vẫn còn là một khó khăn do thiếu vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn…vì vậy số lượng lao động cũng phải tương xứng với quy mô doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng có ý nghĩa hơn khi áp dụng với Việt Nam, là một nước đang phát triển, trình độ tự động hoá trong sản xuất và hoạt động kinh doanh còn rất hạn chế nên nguồn lao động con người, lao động chân tay đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh doanh thu bán hàng, thành phẩm

dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các loại thuế. Doanh thu thuần được trình bày trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ có doanh thu ít hơn doanh nghiệp có quy mô lớn do khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá sản phẩm, khối lượng sản phẩm cung ứng và thị phần trên thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đểu ít hơn. Đây lại là chỉ tiêu các ngân hàng và các chủ nợ quan tâm trong quá trình chấm điểm quy mô doanh nghiệp, do chỉ tiêu này ảnh hưởng đến lợi nhuận

của doanh nghiệp tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai.

Khối lượng nộp ngân sách nhà nước: Đây chính là các khoản thuế, phí, lệ

phí mà doanh nghiệp phải nộp để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ tiêu này không phản ánh được chính xác quy mô doanh nghiệp, bởi vì các khoản phải nộp ngân sách nhà nước phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp lớn, nhưng làm ăn không hiệu quả thì khối lượng nộp ngân sách nhà nước cũng ít. Mặt khác chỉ tiêu này còn chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như ngành nghề kinh doanh, loại hình sản phẩm…Một doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu thì các khoản thuế phải đóng sẽ khác với doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nước, hay khối lượng nộp ngân sách nhà nước của một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khác với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng được miễn giảm thuế. Nhưng mặt khác chỉ tiêu khối lượng nộp ngân sách nhà nước được các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm vì nó không những là cơ sở để chấm điểm quy mô doanh nghiệp mà còn là tiêu chí để xác định mức độ chấp hành các quy định của nhà nước thông qua khối lượng nộp ngân sách và hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 28 - 30)