IV. Nội cơ bản của BHTNDS của chủ xe cơ giớ đối với người thứ ba
5. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường
Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành giám định để xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất. Ðể xác định được chính xác số tiền phải bồi thường, cơ quan bảo hiểm phải tiến hành giám định tổn thất,bao gồm: kiểm tra đối tượng giám định; phân loại tổn thất; xác định mức độ tổn thất; nguyên nhân gây tổn thất của người thứ ba; mức độ lỗi của chủ xe tham gia bảo hiểm… (Chú ý, nếu tai nạn xảy ra không gây thiệt hại cho người thứ ba hoặc gây thiệt hại cho những người không thuộc diện là người thứ ba thì không cần xác minh thiệt hại).
Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:
Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; thiệt hại liên
quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý khác để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tại thời điểm tổn thất còn đối với tài sản cố định, khi xác định giá trị thiệt hại phải tính đến khấu hao. Cụ thể:
Thiệt hại về con người : bao gồm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạng.
Thiệt hại về sức khỏe bao gồm:
+ Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác( thuốc men, dịch chuyền, chi phí chiếu chụp X-quang…).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân (nếu có theo yêu cầu của bác sỹ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa mức thu nhập trước và sau khi điều trị do tai nạn của người thứ ba. Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của tai nạn. Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu nhập này không bao gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do thủ tục sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng (vợ, chồng, con cái…đặc biệt trong trường hợp mà người thứ ba là người lao động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tùy theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn.
Như vậy, toàn bộ thiệt hại thực tế của bên thứ ba được tính như sau:
Thiệt hại thực tế = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về người
(của bên thứ ba)
Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố đó là: - Thiệt hại thực tế của bên thứ ba;
- Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn. Được tính theo công thức:
STBT = (Lỗi của chủ xe) x (Thiệt hại của bên thứ ba)
Trên thực tế, nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động (trẻ em chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năn lao động… ); hoặc có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của Nhà nước bị chết, nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng các khhoản mất, giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác… thì một khoản tiền bồi thường sẽ được trả trên tinh thần nhân đạo.
Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì:
Số tiền ﴾Lỗi của Lỗi Thiệt hại của Bồi thường = chủ xe + khác﴿ x bên thứ 3
Sau khi bồi thường, công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ. Cần nhắc lại rằng, công ty bảo hiểm bồi thường theo thiệt hại thực tế nhưng số tiền bồi thường không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm.
V.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ
*Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm được thê hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), bao gồm: các bộ phận cấu thành doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm; thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác
. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm được tính như sau:
LNtrước thuế = DT - CF LNsau thuế = LNtrước thuế - TTN
Với: - LN: Lợi nhuận - DT: Doanh thu - CF: Chi phí
Trong đó, tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.
Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường, & ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh ghiệp, thu nhập đầu tư & ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ chi phí công việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánhchi phí ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Do bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm ta phải trên góc độ cả về kinh tế và về dịch vụ phục vụ.
- Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiêụ quả xã hội.
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Ðứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí.
H d = CD (1)
He= C L
(2)
Trong đó: H ,H : Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận.
D : Doanh thu trong kỳ
L : Lợi nhuận thu được trong kỳ. C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm .
+ Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Ðứng trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:
H x = BH TG C K (3) H x = BH BT C K (4)
Trong đó: H : Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ. Kbt Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.
Ktg Số khách hàng được tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Chỉ tiêu (3) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm .
Chỉ tiêu (4) nói lên : cùng với một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu.
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo
nguyên tắc khi xây dựng là: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo những kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tốt phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm . Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2001 _ 2005)