Với Nhà nước
* Kiến nghị: Về chính sách ưu đãi
Sau khi Nhà nước điều chỉnh thang bảng lương và tăng lương tối thiểu, thuế sử dụng đất thì: Chi phí BHXH tăng thêm 6 tỷ đồng/năm, thuê đất tăng thêm gần 1 tỷ đồng/ năm, trong khi lao động của Công ty ngày càng tăng.
- Ưu đãi khung áp giá tính thuế đất cho các DN sử dụng nhiều lao động và nhiều lao động nữ.
- Có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn như một số tỉnh thành đã làm để thu hút các DN không phải đầu tư xa và ổn định lao động việc làm góp phần xây dựng thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
* Kiến nghị 2: Kịp thời điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho phù hợp với mức tăng chỉ số giá cả.
Trong những năm gần đây, giá cả không ngừng gia tăng đặc biệt là các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như: thực phẩm, xăng dầu,… Chỉ số giá cả không ngừng tăng lên mà tiền lương tối thiếu của Nhà nước vẫn không tăng hoặc điều chỉnh chậm sẽ làm cho tiền lương thực tế của NLĐ có xu hướng giảm. Tuy Công ty đã có biện pháp tăng các khoản thu nhập khác ngoài lương cho NLĐ nhưng cũng chỉ đủ đảm bảo cuộc sống cho họ chứ tiền lương thực tế của họ tăng lên không đáng kể. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải điều chỉnh mức lương tối thiểu kịp thời khi chỉ số giá cả không ngừng tăng lên nhằm đảm bảo cuộc sống và tăng tiền lương thực tế cho NLĐ.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn với lao động nữ để họ yên tâm làm việc và không bị mất việc sau khi sinh nở, thời gian nghỉ đẻ nên kéo dài hơn để họ có thời gian chăm sóc con caí và khi trở lại làm việc họ không bị phân tán tư tưởng, từ đố làm việc có hiệu quả hơn
Với Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam
Cần tăng cường kiểm tra công tác tổ chức tiền lương ở các đơn vị trực thuộc, trong đó có Công ty Cổ phần May 10.
Tuy là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng Công ty Cổ phần May 10 vẫn thuộc quyền quản lý và kiểm soát của Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam. Công tác tổ chức tiền lương cũng không nằm ngoài sự kiểm soát này, hơn nữa, tổ chức tiền lương tại Công ty Cổ phần May 10 vẫn còn nhiều vấn đề
tồn tại nên cần có sự can thiệp quản lý của Tổng Công ty để có thể tổ chức tiền lương hợp lý và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Tạo động lực cho người lao động có vai trò quan trọng trong việc thu hút gìn giữ lực lượng lao động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng nhân lực của mình.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật càng ngày cao con người đã tách ra khỏi lao động chân tay, công việc chủ yếu do máy móc thực hiện. Mặc dù vậy, ở trong bất kỳ thời điểm nào con người vẫn là nhân vật chính trong việc tạo ra các sản phẩm cho xã hội. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để người lao động đạt kết quả cao nhất trong công việc và đem lại kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao cho doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp đó có tạo ra được động lực cho người lao động không, từ đó giữ chân được những người tài cho tổ chức. Để tạo động lực lao động thì tiền lương là một công cụ hiệu quả nhất, khi tiền lương được sử dụng như một công cụ đòn, kích thích người lao động thì ho sẽ đem hết khả năng của mình nhằm nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, việc không ngừng hoàn thiện công tác tổ chưc tiền lương là một đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh.
Do những hạn chế trong kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề chưa đi sâu phân tích được một cách đầy đủ, đồng thời cũng không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện được bài chuyên đề tốt hơn.
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1:...4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...4
1.1. Một số khái niệm cơ bản ...4
1.1.1. Động lực lao động...4
1.1.2. Động cơ lao động...6
1.1.3. Nhu cầu...6
1.1.4. Lợi ích...7
1.1.5. Tạo động lực lao động...7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động...9
1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động...9
1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về công việc...11
1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức...11
1.3.Các hình thức tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp...12
1.3.1. Khái niệm ...13
1.3.2. Các hình thức tiền lương...13
1.3.3. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp...14
1.3.4. Tiền lương với tạo động lực cho người lao động...15
1.4.Các học thuyết về tạo động lực...17
1.4.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow...17
1.4.2. Học thuyết tăng cường tích cực của P. F. Skinner...18
1.4.3. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg...18
1.4.4. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom...20
1.4.5. Học thuyết công bằng của J.Stacy Adams...20
1.5. Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động...21
CHƯƠNG II:...24
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN QUA...24
(2004-2007)...24
2.1.Một số đặc điểm chủ yếu của công ty...24
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty...24
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua tiền
lương của Công ty cổ phần May 10...37
2.2.1. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại công ty trong thời gian qua...37
2.2.2. Đánh giá công tác tạo động lực qua tiền lương tại công ty cổ phần May 10 trong thời gian qua...57
CHƯƠNG III:...64
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN VỪA QUA...64
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới...64
3.1.1. Mục tiêu phát triển ...64
3.1.2. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh...65
3.2. Các giải pháp...66
3.2.1. Hoàn thiện điều kiện để nâng cao hiệu quả của tổ chức tiền lương...67
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích, đánh giá và bố trí sắp xếp công việc...70
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ...78
3.2.5. Nâng cao nhận thức của người lao động về chính sách tiền lưong trong công ty ...81
3.3. Một số kiến nghị...81