a. công tác phân tích công việc
Người lao động chỉ có thể làm tốt công việc của mình khi họ nắm rõ bản chất và yêu cầu của công việc mình đảm nhận. Người quản lý chỉ có thể bố trí lao động từ đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình khi họ hiểu rõ từng công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm như thế nào. Do đó cần tiến hành phân tích công việc để xác định độ phức tạp của công việc, yêu cầu của công việc.
Phân tích công việc là quá trình thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể, xác định các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng….Quá trình này cho ta kết quả là ba văn bản: bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Công ty Cổ phần may 10 đã tiến hành phân tích công việc nhưng mới chỉ cho ra bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện ở một số vị trí nhất định chứ chưa phân tích cho tất cả các công việc và cũng chưa đưa ra bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Do đó cần đưa ra bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho mỗi công việc cụ thể để có căn cứ xác định cấp bậc công việc.
Đối với các công việc đơn giản, Công ty có thể giao cho ban tổ chức lao động cùng với quản lý của từng phân xưởng để tiến hành phân tích công việc,
còn đối với những công việc phức tạp hơn thì công ty có thể mời chuyên gia của Tổng Công ty phối hợp phân tích sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Xây dựng mẫu phân tích công việc của nhân viên chế độ chính sách như sau:
Công ty cổ phần May 10 Ban tổ chức lao động
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Vị trí: Nhân viên chế độ chính sách A/Bản mô tả công việc
Chức danh công việc
Nhân viên chế độ chính sách – ban Tổ chức lao động
Báo cáo cho Tổng Giám đốc và trưởng ban Tổ chức lao động
Trách nhiệm Chịu trách nhiêm chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động, như: hưu trí, từ mẫu, chấm dứt hợp đồng lao động…
Trả lời và giải quyết mọi thủ tục cho người lao động sau khi có ý kiến xét duyệt của Tổng Giám Đốc.
Hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của người lao động có liên quan đến các chế độ chính sách của Nhà nước.
Hàng tháng lập báo cáo tăng giảm lao động tham gia mua bảo BHXH, BHYT.
Làm các thủ tục và hồ sơ giấy tờ liên quan phục vụ CBCNV đi công tác nước ngoài.
Theo dõi lập danh sách người lao động đủ tiêu chuẩn nâng bậc hàng năm cho người lao động trình TGĐ xét duyệt rồi tiến hành cập nhật bậc lương mới của người lao động vào hồ sơ và chương trình quản lý nhân sự.
nghiệp vụ.
Được thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác các vấn đề liên quan đến các qui định của Nhà nước, chế độ chính sách của Công ty.
B/ Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện Tốt nghiệp đại học khối kinh tế hoặc luật
Nắm bắt, sử dụng thành thạo máy vi tính và chương trình nhân sự
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, nắm vững các chế độ chính sách của Nhà nước về hợp đồng lao động, BHXH, BHYT…
C/ Bản tiêu chuẩn THCV
Hoàn thiện hồ sơ trình BHXH và làm hồ sơ bảo hiểm cho người lao động đúng thời hạn.
Cập nhật kịp thời bậc lương mời cho người lao động
Giải quyết đúng và đầy đủ mọi chế độ chính sách cho người lao động
Hoàn thành tốt tất cả các công việc mà Tổng giám đ và trưởng ban phân công vể cả thời gian và chất lượng.
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Vị trí: Công nhân may A/ Bản mô tả công việc
Chức danh công việc Công nhân viên hành máy may công nghiệp Báo cáo cho Tổ trưởng
Trách nhiệm Tuân thủ quy trình, biểu mẫu kỹ thuật có liên quan tới công việc, chấp hành hướng dẫn sản xuất và yêu cầu kỹ thuật của từng mã bảng.
Thực hiện bước công việc của mình theo bảng định mức thời gian.
Phải kiểm tra các bước công việc trước, trong và sau khi thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Các bước công việc là phải nhặt chỉ sạch sẽ và xếp theo thứ tự trước khi chuyển cho bộ phận sau.
Thực hiện theo hướng dẫn quản lý chất thải của Xí nghiệp.
Làm các công việc khác theo phân công của Trưởng ca hoặc Giám đốc Xí nghiệp
Quyền hạn Được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề.
Được đóng góp ý kiến với tổ trong giải quyết công việc.
B/ Yêu cầu của công việc đối với người thực hiện Tốt nghiệp PTTH hoặc THCS
Thợ may bậc 2/6 trở lên C/ Tiêu chuẩn THCV
Hoàn thành các bước công việc theo mức được giao
Đảm bảo tiến độ từng công đoạn để dây chuyên sản xuất được liên tục Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Phân tích công việc sẽ là cơ sở để xác định cấp bậc công việc, nhờ đó mà NLĐ có thể được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc, phù hợp với khả năng của mình,… Điều này giúp cho việc trả lương trong DN được công bằng và chính xác hơn, giúp cho NLĐ có thể yên tâm và hài lòng hơn với công việc.
b. Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Xác định mức độ hoàn thành công viêc của người lao động để đảm bảo việc trả lương được công bằng, chính xác là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là ở Công ty Cổ phần may 10 – nơi có lực lượng lao động đông đảo và yêu cầu về mặt chất lượng sản phẩm là rất cao. Vì vậy
Công ty cần phải nhận thức được điều đó và xây dựng hệ thống đánh giá cho phù hợp đối với cả công nhân sản xuất và cán bộ quản lý phục vụ.
Để đạt hiệu quả cao khi hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải đảm bảo yêu cầu đồng bộ, công bằng và sát với thực tế mà người lao động thực hiện.
Để công tác đánh giá thực hiện công việc công bằng chính xác, Công ty nên áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang đo đồ hoạ theo các bước sau:
- Xác định các tiêu chí đánh giá: Trên cơ sở bảng phân tích công việc và xem xét đánh giá chính xác, tỉ mỉ các yếu tố điều kiện thực hiện công việc thực tế của người lao động trong kỳ đánh giá để ấn định tiêu chuẩn phù hợp với thực tế thực hiện công việc của người lao động. Đó chính là tiêu thức để đánh giá thực hiện công việc của người lao động.
- Xây dựng cơ cấu bảng điểm: Các chuyên gia sẽ xem xét các tiêu thức thích hợp rồi cho điểm từng tiêu thức và quy định tổng điểm.
- Tổ chức đánh giá: Sau mỗi tháng, căn cứ vào bảng chấm điểm kết quả thực hiện công việc đã được xây dựng cho từng công nhân, người lao động sẽ tự chấm điểm cho mình, đồng thời bộ phận trực tiếp quản lý người lao động sẽ họp và chấm điểm cho từng người lao động ở bộ phận mình. Cuối cùng ban tổ chức lao động căn cứ vào kết quả theo dõi để xét lại điểm cho người lao động.
Thực hiện tốt công tác này sẽ xác định chính xác mức độ đóng góp và hiệu quả công việc của người lao động, tạo nền tảng cho sự công bằng trong trả lương, thực sự gắn tiền lương với người lao động. Hơn nữa nó có thể giảm bớt sự phụ thuộc lương của người lao động quản lý vào hiệu quả làm việc của công nhân sản xuất, từ đó tạo ra động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Bên cạnh đó, Công ty cần triệt để thực hiện nguyên tắc: làm việc gì, chức vụ gì, xếp lương theo công việc đó, chức vụ đó. Việc nâng bậc lương hàng năm cho NLĐ phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc thì không nhất thiết phải nâng bậc và khi chuyển công việc khác thì phải thay đổi lương theo việc mới. Trước khi thi nâng bậc cần phải tổ chức kiểm tra, thi giữ bậc, lao động đạt tiêu chuẩn cấp bậc hiện đại thì cho giữa bậc và đề nghị cho nâng bậc hoặc thi nâng bậc, còn lao động nào không đạt tiêu chuẩn cấp bậc hiện tại thì đạt ở mức độ nào xếp vào bậc lương tương ứng. Làm tốt công tác này không những giúp DN sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương mà còn tạo động lực thúc đẩy NLĐ học hỏi nâng cao trình độ có thể tăng bậc lương và hài lòng hơn với công việc.
c. Thông qua sắp xếp bố trí công việc
Công ty phải thường xuyên luân chuyển công việc có nghĩa là chuyển người lao động qua một số công việc khác có mức độ phức tạp tương tự. Nhằm giảm sự nhàm chán trong công việc do người lao động phải làm mãi một công việc, đồng thời giúp cho người lao động có thể làm được nhiều công việc khác nhau, sẽ làm tăng tính linh hoạt trong lao động, và nếu mục đích này được giải thích một cách rõ ràng cho họ và những người có liên quan thì họ sẽ cảm thấy có động lực cao hơn.
Ngoài ra, Công ty có thể cho một số người làm ở bộ phận quản lý kiêm nhiệm công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ nhằm tránh làm một công việc mang tính chất đơn điệu. Song Công ty cần phải có một số chính sách đãi ngộ cho phù hợp để có thể kích thích họ làm việc hăng say, cho hiệu quả công việc cao.
Bên cạnh đó, Công ty nên bố trí người lao động ở các mức công việc cao phù hợp không thấp quá để họ thấy nhàm chán, cũng không nên quá cao để họ
thấy bất lực. Công việc phải hơi khó một chút để đòi hỏi người lao động muốn khám phá, phát huy tính sáng tạo. Điều đó làm cho người lao động cảm thấy công việc có ý nghĩa và tạo động lực cao cho họ cố gắng đạt và vượt mức.
Đồng thời, hàng năm Công ty cần có sự đề bạt một số cán bộ có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn và có nhiều thành tích trong năm trước đảm nhận vị trí công tác mới. Vị trí công tác mới này phải quan trọng hơn, nhiều trách nhiệm hơn vị trí công tác cũ để tránh sự nhàm chán trong công việc và thoả mãn nhu cầu quyền lực của cán bộ. Chính sách này sẽ thúc đẩy người cán bộ vừa phấn đấu học tập, rèn luyện, vừa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc để tạo lòng tin trong tập thể.
Việc bố trí công nhân sản xuất trong Công ty chưa căn cứ vào khối lượng công việc của công nhân chính và mức độ phức tạp của công nhân phụ mà chủ yếu là theo kinh nghiệm của người tổ trưởng và bố trí chưa hợp lý giữa CBCN với CBCV dẫn đến tình trạng mất cân đối trong quá trình sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần tiến hành xác định tỷ lệ công nhân chính, công nhân phụ căn cứ vào khối lượng công việc vủa công nhân chính và mức phục vụ của công nhân phụ, đồng thời căn cứ bản tiêu chuẩn cấp bậc công viêcj đã được xây dựng mà phân công lao động sao cho hợp lý, đảm bảo CBCN phù hợp với CBCV. Như vậy, NSLĐ của công nhân cao hơn, tiền lương trả cho NLĐ sẽ sát với năng lực thực tế của họ hơn và Công ty trả lương xứng đáng với những gì NLĐ đã đóng góp.
3.2.3.Hoàn thiện quy chế trả lương và thưởng
a. Hoàn thiện phương pháp chia lương
LCBCV = HCBCV x tiền cho một hệ số x NCĐ
Theo công thức này thì LCBCV phụ thuộc vào HCBCV và ngày công thực hiện mà chưa tính đến chất lượng công việc. Công ty cần dựa vào bảng chấm
điểm kết quả THCV để đánh giá thêm mức độ hoàn thành công việc trong tháng của bộ phận lao động gián tiếp bằng cách tính hệ số như sau:
- Hoàn thành tốt công việc cả về số lượng và chất lượng (đạt từ 45-50 điểm) có hệ số K=1,2
- Hoàn thành công việc (đạt từ 35-45 điểm) có hệ số K=1,0 - Chưa hoàn thành công việc (đạt <35 điểm) có hệ số K=0,8 Vậy lương LCBCV sẽ được tính theo công thức:
LCBCV = HCBCV x tiền công cho một hệ số x NCĐ x K
Cách tính lương cấp bậc công việc mới sẽ khuyến khích người lao động hưỏng lương thời gian làm việc có hiệu quả hơn và ít chịu ảnh hưởng bởi kết quả của công nhân sản xuất.
Đối với lao động hưởng lương trực tiếp, căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau như: hoàn thành mức được giao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng có hiệu quả công suất may móc thiết bị …để chấm điểm kết quả thực hiện công việc rồi tính hệ số tương tự với lao động gián tiếp. Kết quả lương sản phẩm cũng được tính theo công thức mới:
LSP = Tiền lương 1 gìờ x NCĐ x 8 x K
Như vậy, cách tính lương mới khuyến khích người lao động không chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm mà còn khuyến khích họ đảm bảo đúng quy trình sản xuất, học tập nâng cao trình độ tay nghề, tiêt kiệm nguyên vật liệu cho công ty
Nếu nhìn vào cách tình lương như trên, ta thấy nó phụ thuộc vào thời gian nhiều hơn là số lượng sản phẩm. Mặt khác cách tính lương mà công ty đang áp dụng thực sự phức tạp, công ty cần đưa ra cách tính lương mới đơn giản dễ hiểu hơn
Lương kỳ 2 của công ty ngoài phần thưởng do phân loại lao động ra, công ty có thể chia phẩn tiết kiệm lương theo kết quả sản xuất kinh doanh cho
người lao đông nhằm gắn kết quả của họ với kết quả THCV. Như vậy giúp người lao động thầy lợi ích mà họ nhận được khi kết quả cuối cùng của doanh nghiệp là tốt, từ đó người lao động sẽ tích cực làm việc hơn, nâng cao năng suất lao động và ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp.
b.Mở rộng và hoàn thiện các hình thức và chế độ thưởng
Việc phân phối tiền thưởng hợp lý sẽ giúp người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua nhằm đem lại thành tích cao cho đơn vị. Đồng thời, do đặc thù của ngành may là hàng năm có hai vụ sản xuất chính là tháng 4,5,6 và 9,10,11 thì khối lượng công việc là rất lớn, do đó công nhân thường xuyên phải làm thêm giờ, thêm ngày. Để có thể giao hàng đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng sản phẩm thì công ty phải có các biện pháp để khuyến khích, động viên công nhân tích cực làm việc bằng các hình thức thưởng cụ thể như:
Tiêu chí thưởng: những công nhân có số công tính dồn trong một tháng
vượt quá 28 công. Đồng thời, phải hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất Công ty giao trong tháng.
Mức thưởng: nếu số ngày công vượt quá 28 công từ 1 đến 2 công thì
mức thưởng là 50.000 đồng/ người ; nếu vượt quá 28 công từ 3 công trở lên thì mức thưởng là 80.000 đồng/ người.