IV. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay
4. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hướng có lợi cho cả người lao động và đối với cả kinh tế đất nước. Xuất khẩu lao động sẽ tạo được nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài đổ về và giúp người lao động có được khoản thu cao sau quá trình đi lao động ở nước ngoài về. Hình thức xuất khẩu lao động vừa có lợi cho địa phương lại vừa có lợi cho người lao động. Khi lao động xuất khẩu sang làm việc ở nước ngoài, họ sẽ gửi thu nhập về địa phương, sẽ làm tăng thu nhập của địa phương, cũng như thu nhập của gia đình người lao động xuất khẩu được nâng lên. Thu nhập đó sẽ tiếp tục được sử dụng là nguồn vốn cho sản xuất hoặc kinh doanh sau khi họ về nước.
Nhưng hiện nay tình trạng xuất khẩu lao động ở nước ta chưa hiệu quả. Một phần do lao động có trình độ chuyên môn không cao, do ý thức của một số ít lao động chưa tốt. Do trình độ chuyên môn của lao động xuất khẩu không cao nên khi sang làm việc ở nước ngoài họ chủ yếu phải làm việc trong môi trường độc hại hoặc những việc không yêu cầu trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy mà tiền lương cho lao động nước ta khi sang làm việc ở nước ngoài không tương xứng với những cống hiến của họ.
Hơn nữa do một số yếu tố tác động như môi trường làm việc không tốt hoặc do thái độ của những người quản lý khiến tâm lý của những người lao động không thoải mái, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao và ý thức là việc không tốt. Vì vậy các địa phương và công ty mô giới, khi tiến hành tìm kiếm các thị trường xuất khẩu lao động cần có những tìm hiểu kĩ về môi trường sống, môi trường làm việc của người lao động khi họ trực tiếp sang đây làm
việc để tránh khỏi những tai nạn hoặc những trường hợp không đáng có xảy ra.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với giữ vững những thị trường đã xuất khẩu và có thể mở rộng thị trường ở ngay các thị trường trước đây. Các thị trường được mở rộng cũng cần tìm hiểu kĩ các điều kiện làm việc, công việc sẽ được làm như thế nào, chế độ bảo hộ ra sao… để đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động khi sang lao động tại đây.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước hiện nay chủ yếu là sang các nước trong khu vực và Châu á. Vì vậy nên mở rộng giao lưu, xuất khẩu lao động sang các thị trường khác như các nước ở Châu âu… để giải quyết việc làm cho ngày càng nhiều lao động.
KẾT LUẬN
Đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về lao động và việc làm ở nông thôn hay cả nước, nhưng chưa có nghiên cứu thực sự viết về lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh. Bài viết này viết về thực trạng của lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay và ảnh hưởng của thực trạng đó đến đời sống của nông thôn. Hiện nay, tình trạng nông thôn của nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng ngày càng chịu những tiêu cực từ vấn đề lao động nông nghiệp nông thôn và trở lên bất ổn. Đó là tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp và ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đã lan đến nông thôn. Do cuộc sống không ổn định nên sản xuất nông nghiệp cũng không đạt được hiệu quả cao. Thực trạng nông nghiệp nông thôn hiện nay đã được quan tâm nhiều, các chính sách của nhà nước đưa ra để giải quyết những nguyên nhân của sự bất ổn trong đời sống của nông thôn như
chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hay chương trình khuyến nông cũng thường xuyên được thực hiện. Bên cạnh đó bài viết cũng phân tích thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay của tỉnh và sự chuyển dịch của nó và từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những tình trạng xấu như việc thực hiện các chính sách hay các chính sách chưa gắn với thực tế của người nông dân. Những nhà doanh nghiệp cũng chưa thực sự tích cực trong việc hỗ trợ đào tạo nghề hay là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nông nghiệp. Các chính sách khuyến khích nhà doanh nghiệp trong tiêu thụ các sản phẩm cho nông nghiệp vẫn chưa hiệu quả và chưa lôi kéo được các doanh nghiệp vào thị trường nông sản nông thôn.