Tình hình thu nhập và việc làm của người lao động và của các hộ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 50 - 52)

IV. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay

3. Tình hình thu nhập và việc làm của người lao động và của các hộ sản xuất nông nghiệp

xuất nông nghiệp

• Thu nhập:

Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu lao động nên thu nhập của các hộ gia đình vì thế cũng có sự thay đổi, nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình hiện nay ở nông thôn không phải chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang là thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ hoặc công nghiệp. Hơn nữa ngay cả nguồn thu nhập từ nông nghiệp cũng có sự thay đổi, thu nhập không còn phụ thuộc quá lớn vào sản xuất nông nghiệp thuần túy mà ngày càng chuyển sang thu nhập từ các ngành khác như thủy sản và lâm nghiệp. Năm 2006, theo thống kê nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ở Bắc Ninh có cơ cấu như sau: 38,50% là từ nông lâm thủy sản, trong đó: 35,91% là từ sản xuất nông nghiệp 0,02% là từ lâm nghiệp, 2,58% là từ thủy sản. Các nguồn thu nhập của gia đình ngày càng đa dạng hơn, và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh những năm qua cũng giảm đi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 1997 xuống 3,5% (theo tiêu chí cũ) và xuống còn 9,3% năm 2007 (theo tiêu chí mới). Đến hết năm 2006, toàn tỉnh đã xây dựng được 745 căn nhà tình nghĩa, xóa hết nhà tranh tre nứa lá. Thu nhập bình quân của người dân Bắc Ninh tăng dần, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Năm 2002 thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh mới bằng 91,6% so với bình quân của cả nước, thì đến năm 2004 đã là 100,7% và năm 2008 ước đạt 1.184 USD, cao hơn bình quân chung cả nước.

Theo đánh giá thì mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động. Năm 2007, có 119.943 lao động được đào tạo nghề qua các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Đến tháng 6 – 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 35,1% ( năm 2007 đạt 23,5%), số lượng lao động được tạo việc làm mới tăng hàng năm.

Tuy nhiên lao động nông nghiệp nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều, theo thống kê của tổng cục thống kê thì tỷ lệ lao động thất nghiệp của Bắc Ninh qua các năm được thể hiện ở bảng sau:

Biểu đồ: Tỷ lệ lao động thất nghiệp của lao động của tỉnh Bắc Ninh từ 2000 đến 2007

Đơn vị: %

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2007

Theo biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh qua các năm giảm đi rõ rệt. Năm 2000 tỷ lệ lao động thất nghiệp của lao động thành thị của tỉnh chiếm 7,34% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động

nông thôn của tỉnh là 75,53%, đến năm 2005 tỷ lệ này lần lượt là 5,61 và 80,21, tiếp tục đến năm 2007 theo thống kê tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh là: 5,74% ở thành thị và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn là: 80,65%. Như vậy ta thấy tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh qua các năm ngày càng giảm, trong khi lực lượng lao động của tỉnh qua các năm cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ công tác giải quyết việc làm của tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, đời sống của nhân dân trong tỉnh nhờ vậy được ổn định hơn và từ đó thu nhập của người dân cũng tăng lên. Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được thì vẫn còn những hạn chế. Lao động được giải quyết việc làm nhưng vẫn đứng trước nguy cơ thất nghiệp và thực tế đã xảy ra. Những lao động khi có những yếu tố bất lợi xảy ra với họ, những lao động có trình độ chuyên môn không cao nên họ sẽ khó lòng đứng vững trước những tác động xấu, ví dụ như khủng hoảng kinh tế… Vì vậy mà nhà nước và địa phương cần có những chính sách để bảo vệ họ khỏi những tác động này, ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp ( sắp được ban hành và thực hiện)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w