IV. Thực trạng lao động nông nghiệp nông thôn tại tỉnh từ 2000 đến nay
3. Giải pháp cho bản thân người lao động
Bản thân người lao động cũng cần năng động hơn và tự học hỏi trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình, bằng cách tham gia các khóa đào tạo nghề những lao động nông nghiệp nông thôn này có thể phát huy được điểm tốt của mình và có thể tìm được công việc phù hợp. Người lao động cũng cần nắm vững các chương trình, chính sách của nhà nước về lao động nông thôn để những chính sách này được thực hiện hiệu quả.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì vậy để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động ở bất cứ khu vực nào cũng cần đầu tư cho giáo dục. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nghề. Đầu tư cho giáo dục đối với tất cả các địa phương, kể cả nông thôn và thành thị, đặc biệt là nông thôn cần có sự đầu tư nhiều và lâu dài để nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của các lao động tại đây, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn từ đó được nâng lên. Đầu tư cho giáo dục sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân nông thôn, giúp đời sống ở nông thôn giảm những bất ổn xã hội, ví dụ như các tệ nạn sẽ giảm bớt và được ngăn ngừa. Những học sinh được học tập sẽ có cơ hội học tập hơn nữa nâng cao trình độ hoặc có nhiều cơ hội làm việc ở các trung tâm, công ty hay doanh nghiệp hơn, đời sống của những lao động này phần lớn sẽ ổn định hơn. Vì vậy nhà nước và địa phương cần có quan tâm hơn nữa đến những chương trình giáo dục và đào tạo nghề. Vì đây là giải pháp lâu dài cho phát triển nông thôn bền vững.
Về chương trình hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông nghiệp nông thôn,
Các chương trình hỗ trợ thị trường đầu ra cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Các sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất
trong nông thôn cần có thị trường đầu ra rõ ràng. Ví dụ các cây được trồng để xuất khẩu như: khoai tây, dưa chuột… được đưa vào sản xuất với năng suất cao và có thị trường đầu ra rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong sản xuất, tránh khỏi tình trạng nông dân ngại tính rủi ro trong thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chính quyền địa phương cũng cần liên kết với các doanh nghiệp, công ty sử dụng các sản phẩm nông nghiệp này để họ có những yêu cầu kỹ thuật trước khi sản xuất, để sản xuất nông nghiệp cụ thể và hiệu quả hơn. Tránh tình trạng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra lại không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của các công ty thu mua. Chính quyền địa phương hay các hiệp hội ở địa phương cũng cần đưa ra những khuyến khích đối với những công ty hay doanh nghiệp đặt hàng dài hạn cho các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất của bà con nông dân được ổn định. Và hơn nữa, chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân cũng phải linh động trong quá trình sản xuất để có những chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, phải có những học hỏi cũng như rút kinh nghiệm từ các địa phương khác. Luôn luôn phải tìm hiểu các địa phương có những mặt hàng nông sản hay thực phẩm cạnh tranh với mình để có những chương trình khuyến khích hoặc những điều chỉnh trong sản xuất kịp thời. Tránh tình trạng sản xuất không có học hỏi cũng như không có sự tham khảo, hay khi đã được thu hoạch mà không tìm kiếm được thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Nếu làm được những điều này, sẽ thu hút và tạo được động lực cho lao động nông nghiệp nông thôn trong sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp khi đó sẽ ngày càng ổn định, thu nhập của người lao động ổn định. Đời sống nông thôn sẽ tránh được những bất ổn do
yếu tố thu nhập, việc làm và những yếu tố khác về lao động nông nghiệp nông thôn gây lên.