0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ QUỸ BHXH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 73 -73 )

BHXH NÓI CHUNG VÀ Ở VIỆT NAM NÓI RIÊNG.

1. Đầu tư quỹ BHXH phải đứng trên lợi ích của người lao động, của Nhà nước và của xã hội. nước và của xã hội.

1.1.Cơ sở quan điểm

- Mục đích đầu tư quỹ BHXH trước hết là nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm của BHXH đối với người lao động, do đó mọi hoạt động luôn đặt lợi ích người lao động lên hàng đầu.

- Quỹ BHXH là một quỹ tài chính nằm ngoài NSNN nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động, do đó hoạt động đầu tư của quỹ BHXH phải luôn luôn hướng tới mục tiêu tăng trưởng quỹ, dần dần giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

- Mục tiêu hoạt động của quỹ BHXH là nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế - xã hội. Vì thế hoạt động của quỹ BHXH phải góp phần đắc lực vào việc làm tăng lợi ích xã hội đó là tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

1.2. Định hướng

Trong hoạt động đầu tư của quỹ BHXH cần phải có quan điểm rõ ràng và đúng đắn khi đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. Quy trình tạo lập và phân tích các dự án đầu tư phải thực hiện hai nhóm mục tiêu chính đó là: Nhóm mục tiêu về tài chính và nhóm mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Nhóm mục tiêu tài chính, hoạt động đầu tư của quỹ BHXH phải đạt được lợi nhuận nhất định nào đó, tối thiểu là bằng tỷ lệ trượt giá để hoạt động đầu tư không làm tăng giá trị của quỹ thì ít nhất cũng phải bảo toàn được nguồn vốn đầu tư.

- Nhóm mục tiêu kinh tế - xã hội, hoạt động đầu tư của quỹ phải góp phần giải quyết các vấn đề dân số, việc làm và công bằng xã hội.

2. Đầu tư vào các tài sản tài chính là chiến lược lâu dài và quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH. trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH.

2.1. Cơ sở của quan điểm

- Xuất phát từ nguyên tắc đầu tư từ quỹ BHXH, đặc biệt là nguyên tắc an toàn và thanh khoản. Để đảm bảo khả năng thanh toán của các khoản đầu tư, BHXH phải ưu tiên đầu tư vào các tài sản tài chính.

- Xuất phát từ nguồn vốn đầu tư của quỹ BHXH là chỉ tạm thời nhàn rỗi, việc đầu tư bằng nguồn vốn này phải hướng vào tài sản tài chính. Chứng khoán đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của hoạt động đầu tư quỹ như: Cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ.

- Thị trường tài chính nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiên, các loại tài sản tài chính đã và đang ngày càng đa dạng và mang đến những cơ hội kiếm lời tôt. Như vậy, về lâu dài việc đầu tư vào các loại chứng khoán sẽ phải là hoạt động đầu tư quan trọng nhất của quỹ BHXH.

2.2. Định hướng cơ bản

- Để đầu tư quỹ BHXH vào thị trường tài chính thì phải phù hợp với đặc điểm của nguồn vốn đầu tư. BHXH cần phải phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn có yêu cầu sử dụng không giống nhau. Sau khi phân định nguồn vốn cần phải xây dựng chiến lược phân bổ vốn vào các loại tài sản tài chính sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng nguồn vốn.

- Đối với nguồn vốn ngắn hạn, chỉ nên để đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn. các loại tài sản này phải có tính lỏng cao và khả năng tạo ra dòng thu nhập trong thời gian

ngắn. Do đó, mua và giữ các trái phiếu ngắn hạn, mua và bán cổ phiếu để hưởng chênh lệch giá.

- Đối với nguồn vốn dài hạn, cần ưu tiên đầu tư vào các loại chứng khoán dài hạn, các chứng khoán này phải thoả mãn các yêu cầu: Khả năng tạo ra thu nhập cao và ổn định; thời hạn nắm giữ chứng khoán phải trùng khớp với thời gian chi trả dự kiến của các chế độ BHXH dài hạn; lãi suất chứng khoán có thu nhập ổn định, cộng với lãi suất thu được do tái đầu tư, thu nhập đó phải lớn hơn lãi suất giả định làm căn cứ tính phí BHXH dài hạn. Do đó, đầu tư vào trái phiếu là chiến lược quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH đặc biệt là trái phiếu Chính phủ.

3. Tham gia vào thị trường chứng khoán

Hoạt động đầu tư quỹ BHXH chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro và xu hướng vận động của thị trường thông qua việc vận dụng các lý thuyết kinh tế hiện đại đã được kiểm chứng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

3.1. Cơ sở quan điểm

- Thị trường chứng khoán là một sản phẩm đỉnh cao của kinh tế thị trường. Đó là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các loại chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Trong nền kinh tế mọi mô hình và quyết định về tài chính đều phải tính đến yếu tố thị trường chứng khoán như là một vấn đệ mang tính cốt lõi. Do đó hoạt động đầu tư quỹ BHXH cũng không tách rời thị trường chứng khoán.

- Tham gia vào thị trường chứng khoán là xu hướng mang tính chiến lược. Tuy nhiên, việc đầu tư vào thị trường này đòi hỏi phải hết sức thận trọng. Để tham gia vào thị trường chứng khoán đòi hỏi phải vận dụng những lý thuyết kinh tế hiện đại về thị trường chứng khoán đã được kiểm chứng ở các nước có nền kinh tế phát triển để có quyết định đầu tư đúng đắn.

3.2. Định hướng cơ bản

- Tối đa hoá danh mục đầu tư bằng vận dụng tính linh hoạt các mô hình lưa chọn danh mục tài sản đầu tư.

- Ưu tiên hàng đầu việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của BHXH để đầu tư vào các trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ, đồng thời phải xây dựng phương án đầu tư trái phiếu có hiệu quả.

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập nguồn vốn

1.1. Mở rộng đối tượng tham gia.

Hiện nay, theo luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; trong đó các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,…và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động đều phải tham gia BHXH cho người lao động của mình; điều đó có nghĩ là các tổ chức và cá nhân có thuê mướn từ 1 lao động trở lên đã phải tham gia BHXH, khác hẳn với trước kia là phải từ 10 lao động trở lên. Như vậy, với Luật mới này thì đối tượng tham gia BHXH đã tăng lên khá cao so với trước đây, và đây chính là điều kiện thuận lợi cho quỹ BHXH đảm bảo cân đối thu chi và phát triển bền vững.

Trong Luật BHXH cũng đã quy định rõ ràng các chế độ BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp sắp tới được triển khai.

- Thiết kế chế độ hưu trí, tử tuất tự nguyện : Đối tượng của BHXH tự nguyện là hầu hết người lao động không có quan hệ lao động. Ở nước ta, đối tượng này chủ yếu là nông dân, thợ thủ công cá thể và những người tự tạo ra việc làm.

Theo số liệu thống kê năm 2001, thu nhập bình quân của người ở khu vực nông thôn là 300-400 nghìn đồng/tháng. Với mức thu nhập này từ mức trung bình trở lên, hàng tháng người nông dân có thể tiết kiệm một khoản nhất định để đảm bảo tuổi già. Nhu cầu cầu của người lao động qua kết quả điều tra cho thấy 81,24% tổng số lao động xã hội có nhu cầu tham gia BHXH Hưu trí, chiếm 91,7% tổng số người có nhu cầu tham gia BHXH; 35,75% người có nguyện vọng tham gia chế độ tử tuất và 29,3% người có nguyện vọng tham gia chế độ ốm đau.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các loại hình Bảo hiểm Nhân thọ của các công ty bảo hiểm cũng đồng loạt đưa ra các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với hầu hết các tầng lớp nhân dân, đây chính là các đối thủ cạnh tranh lớn đối với các loại hình BHXH tự nguyện. Nhưng ta có thể nhận thấy một lợi thế vô cùng lớn của BHXH đó chính là quan niệm của nhân dân về BHXH là sự uy tín, sự đảm bảo chắc chắn cho tương lai của người tham gia. Vì vậy để có thể thực hiện rộng rãi chế độ bảo hiểm tự nguyện thì trước tiên BHXH Việt Nam phải có sự đầu tư trong công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dâm.

- Xây dựng Bảo hiểm thất nghiệp: Thất nghiệp và thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc hiện nay đối với nước ta. Hơn nữa, nước ta đã là một thành viên của tổ chức

WTO, tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại thì thất nghiệp trở thành một vấn đề của nền kinh tế nước ta, khi đó hàng loạt các công ty không đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường sẽ bị sụp đổ, và như vậy sẽ có hàng vạn người thất nghiệp. Vì vậy, bảo hiểm thất nghiệp là một tất yếu cần triển khai trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai này không phải đơn giản, nhất là khi các loại hình thất nghiệp ở nước ta rất đa dạng. Mặc dù trong luật BHXH đã đề cập đến vấn đề này nhưng thực sự các quy định trong đó còn quá chung chung; chỉ chưa đầy hai năm nữa Bảo hiểm thất nghiệp được triển khai mà hầu hết người lao động vẫn chưa thực sự được tiếp cận với những thông tin về loại hình bảo hiểm này.Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tuyên truyền rộng rãi BHXH nói chung và Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng đến mọi người dân.

- Vận động đông đảo người dân tham gia BHYT: trước hết dần dần đưa BHYT học sinh- sinh viên trở thành bắt buộc. Đối với BHYT tự nguyện, các đối tượng là nông dân, người lao động tự do sẽ thực hiện BHYT tự nguyện theo từng bước, từng giai đoạn, tiến tới thực hiện BHYT bắt buộc trong cả nước.

1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Hiện nay, nhiều người lao động chưa hiểu rõ về các chính sách, chế độ BHXH, đặc biệt là lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên chưa tham gia vào BHXH hoặc bị giới chủ chiếm dụng khoản đóng góp đó của họ mà không hay biết.

Để tăng số người tham gia BHXH, tăng thu cho quỹ cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền. Bài học kinh nghiệm về công tác tuyên truyền có hiệu quả là phải có nội dung biệm pháp tuyên truyền đối với từng đối tượng, không thể áp dụng một biệm pháp chung cho nhiều đối tượng. Đối tượng nào không hiểu về chính sách chế độ nào thì tuyên truyền về chính sách chế độ đó, đồng thời phải biết phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng trong công tác tuyên truyền về BHXH. Có như vậy mới giúp người lao động hiểu rõ được các chính sách chế độ BHXH, từ đó họ tự nguyện tham gia đóng BHXH và đấu tranh với chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho họ.

1.3. Có chế tài xử phạt đối với trường hợp không chấp hành chính sách chế độ BHXH

Hiện nay tình trạng chưa kịp đóng hoặc cố tình không chịu đóng BHXH của chủ sử dụng lao động là rất phổ biến. Nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận chụi phạt khi bị cơ quan

phát hiện còn hơn là đóng đầy đủ BHXH cho người lao động. Đây là một thực tế cần phải được chấn chỉnh ngay.

Biệm pháp xử phạt này nhămg tăng cường pháp chế trong thu BHXH. Nhưng hiện nay, trong các văn bản pháp quy của Nhà nước mới giao cho BHXH Việt Nam quyền kiểm tra, chứ không có quyền xử lý các trường hợp vi phạm chính sách như: nộp chậm hoặc không nộp BHXH, thủ đoạn ký hợp đồng dưới 3 tháng để trốn đóng BHXH; khi phát hiện ra lại không có quyền xử phạt mà lập các biên bản gửi các cơ quan có thẩm quyển xử lý nên không kịp thời. Để công tác thu có hiệu quả, thì Chính phủ cần giao cho ngành BHXH có quyền kiểm tra, thanh tra, quyền xử phạt. Đặc biệt, mức xử phạt cũng phải được điều chỉnh lớn hơn hoặc bằng mức thu BHXH ở đơn vị đó.

1.4. Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát quỹ.

Tăng cường công tác quản lý quỹ BHXH thực chất là công tác tổ chức khoa học các nghiệp vụ thống kê, kế toán, hạch toán thu - chi, đồng thời nghiêm khắc xử lý các hiện tượng buông lỏng quản lý, tham ô, lãng phí. Để quản lý quỹ BHXH được an toàn không bị thất thoát quỹ cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc quản lý quỹ tập trung thống nhất, không phân tán quỹ, chia nhỏ quỹ cho nhiều cơ quan quản lý .

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hạch toán khoa học, rõ ràng theo đúng chế độ kế toán Nhà nước, thực hiện chế độ công khai quỹ .

- Thực hiện nghiêm khắc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác đầu tư tăng trưởng quỹ . Trong khi thực hiện phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đầu tư: An toàn, hiệu quả, thu hồi vốn nhanh và lợi ích xã hội.

- Thường xuyên kiểm tra công tác thu - chi quỹ

- Nghiêm khắc xử lý các trường hợp buông lỏng quản lý quỹ, tham ô, lãng phí gây thất thoát quỹ .

- Nhanh chóng ban hành các văn bản cụ thể hoá luật; xây dựng quy trình quản lý thu BHXH cho phù hợp với từng đối tượng.

1.5. Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công chức viên trong ngành BHXH

Đây là điều kiện cơ bản nhất, quyết định hiệu quả của từng giải pháp vì áp dụng giải pháp nào cũng cần có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ công viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đó bố trí điều chỉnh lại cho phù hợp. Khó khăn lớn nhất của công tác nhân sự là trong thời gian đầu mới thành lập thì chuyên môn nghiệp vụ của những công chức, viên chức còn hạn chế,không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới.

Nhưng do yêu cầu triển khai ngay các hoạt động của ngành, BHXH Việt Nam đã chỉ định BHXH các tỉnh, Thành phố thực hiện phương trâm vừa học vừa làm vừa tổng vừa tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao dần nghiệp vụ chuyên môn cho công viên chức. Chính vì vậy mà đến nay đội ngũ cán bộ ngành đã không ngừng lớn mạnh về cả chất và lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Để đáp ứng được yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, đòi hỏi cần có những giải pháp về công tác đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ như sau:

- Đưa ra mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp đào tạo - Thời gian và điều kiện đào tạo (cơ sở vật chất, kinh phí…)

- Phối hợp với các trường Đại học khẩn trương hoàn chỉnh giáo trình về chuyên ngành đào tao BHXH, thực hiện việc tuyển dụng lớp thế hệ cán bộ mới nghiêm ngặt được đào tạo chính quy.

- Phối hợp với các trường Đại học và các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo lại một số cán bộ hiện có.

- Tuyển mới và đào tạo cán bộ trong ngành về trình độ quản lý, sử dụng công nghệ thông tin đối với toàn bộ cán bộ trong ngành.

1.6. Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc quản lý thu - chi, quản lý

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 73 -73 )

×