Thực trạng hoạt động đầu tư quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 60 - 65)

III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ QUỸ BHXH VIỆT NAM

2. Thực trạng hoạt động đầu tư quỹ BHXH

2.1.Quy mô vốn đầu tư từ quỹ BHXH

Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH được đem đi đầu tư với mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với số dư quỹ BHXH hàng năm. Ta có bảng số liệu sau:

Nguồn BHXH Việt Nam

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH luỹ kế ngày càng tăng, tính đến hết ngày 31/12/2006 số dư này đã lên tới 67.077 tỷ đồng, đây là nguồn vốn rất lớn tương đương với một ngân hàng cỡ lớn. Số tiền đầu tư luỹ kế năm 2006 ước đạt 63.200 tỷ đồng chiếm 94,22%.

Bảng 5: Tỷ trọng số tiền nhàn rỗi đem đầu tư trong tổng số tiền nhàn rỗi

Năm Dư năm trước(Tỷ đồng)

Số tiền nhàn rỗi đem đầu tư

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng số tiền đem đầu tư (%) 1998 9.227 7.493 81,21 1999 12.784 10.628 83,14 2000 17.207 15.663 91,03 2001 22.574 20.430 90,50 2002 28.557 25.270 88,49 2003 36.101 34.120 94,51 2004 45.214 42.570 94,15 2005 55.372 50.500 91,20 2006 67.077 63.200 94,22

Quỹ BHXH Việt Nam do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý được hình thành từ tháng 10/1995, song hoạt động đầu tư tăng trưởng lại thực sự bắt đầu từ năm 1997. Tỷ trọng đầu tư trong tổng quỹ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và ngày càng gia tăng, đặc biệt từ năm 2003 đến nay tỷ trọng luôn đạt trên 91%. Như vậy, nguồn vốn nhàn rỗi đem đi đầu tư ngày càng gia tăng chứng tỏ trong hoạt động quản lý quỹ BHXH, hoạt động đầu tư quỹ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Mặt khác, tổng vốn đầu tư từ quỹ BHXH tăng lên với tốc độ cao và nguồn vốn nhàn rỗi hàng năm sẽ mở ra tiềm năng lớn cho BHXH Việt Nam tham gia vào các hoạt động đầu tư của thị trường tài chính rộng lớn.

2.2.Phân bổ nguồn vốn đầu tư

Hiện nay, BHXH Việt Nam mới chỉ thực hiện các biệm pháp đầu tư như mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước; cho quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách vay. Số dư của quỹ BHXH gửi tại hai tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp là khá cao; nhưng lại chưa thực hiện vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6 : Phân bổ danh mục đầu tư từ quỹ BHXH Việt Nam

Đơn vị : % Năm

Danh mục đầu tư quỹ BHXH

2000 2001 2002 2005 2006*

Cho vay đối với NSNN 13,3 12,0 21,6 21,5 22,1

Quỹ hỗ trợ phát triển vay 39,6 37,7 34,5 19,52 18,9 Ngân hàng thương mại Nhà nước vay 36,3 46,7 41,1 39,78 39,97

Mua công trái 4,5 3,6 2,8 1,75 1,68

Mua trái phiếu Chính phủ 6,3 17,45 17,35

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tạp chí BHXH Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu qua các năm ta thấy: Trong những năm 2000-2002,Vốn đầu tư phân bổ chủ yếu vào 2 danh mục: Tiền gửi Ngân hàng và cho vay thông qua quỹ hỗ trợ

mục: Tiền gửi Ngân hàng, cho quỹ hỗ trợ phát triển vay và mua trái phiếu Chính phủ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào công trái có xu hướng giảm từ 4,5%(năm 2000) còn 1,68% (năm 2006).Tỷ trọng vốn dành cho NSNN có xu hướng tăng lên từ 13,3% (năm 2000) lên trên 21% (giai đoạn 2002-2006). Đây hầu hết là các loại hình đầu tư có mức độ rủi ro rất thấp để đảm bảo nguồn vốn đầu tư của quỹ, nhưng cũng từ bảng số danh mục này ta thấy nguồn đầu tư của BHXH là rất thụ động, phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Chính phủ, và giống như BHXH đem tiền đi gửi để các tổ chức tín dụng khác sử dụng để kinh doanh kiếm lời.

Các hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án, đầu tư bất động sản hay cho các doanh nghiệp vay thì chưa được BHXH Việt Nam thực sự quan tâm và thực hiện. Đây mới là những loại hình kinh doanh theo đúng nghĩa của các nhà kinh tế, ở các lĩnh vực này mức độ rủi ro và lợi nhuận là khá cao nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm trong kinh doanh và am hiểu nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng.

Danh mục đầu tư quỹ BHXH là do Chính phủ quy định, BHXH phải dựa vào đó để đưa ra tỉ lệ đầu tư hợp lý cho từng loại. Như vậy, Chính phủ đã gián tiếp làm cho hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH bị động, trong khi đó Đảng và Nhà nước lại luôn yêu cầu BHXH phải đảm bảo thu – chi để giảm bớt gánh nặng cho NSNN, đây giống như một cái vòng luẩn quẩn không lối ra. Do đó. Nhà nước nên quy định một danh mục đầu tư thông thoáng hơn cho nguồn quỹ của BHXH, có như vậy hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Rủi ro trong BHXH :

Tổng rủi ro các = Rủi ro + Rủi ro danh mục đầu tư hệ thống phi hệ thống

Đối với BHXH hiệu quả trước hết là từ tiêu chuẩn “rủi ro nhỏ nhất” sau đó là “lợi suất tối đa có thể đạt được”. Khi đánh giá rủi ro, Nhà đầu tư đánh giá rủi ro từng tài sản và cả danh mục tài sản đầu tư, để loại bỏ rủi ro phi hệ thống bằng việc kết hợp nhiều tài sản trong danh mục đầu tư (hay đa dạng hoá) , trong khi rủi ro hệ thống là yếu tố không thể loại bỏ.

Hàng năm, số tiền nhàn rỗi đem đi đầu tư và mang lại số tiền lớn cho quỹ BHXH, tình hình về hiệu quả đầu tư của quỹ BHXH được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Lợi suất đầu tư được điều chỉnh theo vốn của BHXH Việt Nam

Năm

Tổng vốn đầu tư đầu năm

(Tỷ đồng)

Tổng vốn đầu tư cuối năm

(Tỷ đồng) Số lãi thu được (Triệu đồng) Tổng vốn đầu tư bình quân năm (Tỷ đồng)

Lợi suất được điều chỉnh theo vốn (%) 1997 1.078 4.072 210 2.575 8,16 1998 4.072 7.493 470 5.782,5 8,13 1999 7.493 10.628 670 9.060,5 7,39 2000 10.628 15.663 820 13.145,5 6,24 2001 15.663 20.430 860 18.046,5 4,77 2002 20.430 25.270 1.610 22.850 7,05 2003 25.270 34.120 1.910 29.695 6,43 2004 34.120 42.570 2.600 38.345 6,78 2005 42.570 50.500 3.000 46.535 6,45 2006 50.500 63.200 3.795 56.850 6,68

Nguồn BHXH Việt Nam

Lợi suất bình quân trong đầu tư của BHXH Việt Nam trong vòng 10 năm:

8,16%+8,13%+7,39%+6,24%+4,77%+7,05%+6,43%+6,78%+6,45%+6,68% 10

= 6,805%

Qua bảng số liệu ta thấy: Mặc dù lãi hàng năm có xu hướng tăng dần nhưng hiệu quả đầu tư là rất thấp với bình quân lợi suất đầu tư là 6,80% và không ổn định. Tỷ lệ này mới chỉ giao động từ 4,77% (Năm 2001) đến 8,16% (năm 1997). Nguồn quỹ nhàn rỗi của BHXH được đem đi đầu tư là khá cao nhưng số lợi nhuận thu được là rất thấp, có thể nói cơ quan BHXH đã không thực sự có sự đầu tư thời gian và công sức trong quá trình tìm hiểu cơ hội cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, đồng thời phải mở rộng các hình thức đầu tư.

Mức độ rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư của BHXH Việt Nam :

δ2 = 1/10[(8,16-6,805)2 + (8,12-6,805)2 +…+ (6,68-6,805)2 = 0,88 Vậy δ = 0.94

Con số này phản ánh mức độ rủi ro của danh mục đầu tư quỹ qua các năm là rất thấp và rất an toàn, đây là con số mà mọi nhà đầu tư đều mong muốn có được. Nhưng cũng phải khẳng định ràng, khi mức độ rủi ro thấp mà lợi suất đạt được cũng thấp đồng nghĩa với sự kém hiệu của của dự án đầu tư.

Biểu đồ 3: Biểu đồ số lãi thu được qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Qua biểu đồ ta thấy: số lãi hàng năm thu được có xu hướng tăng lên, lãi thu được năm 2006 đã gấp 18 lần so với năm 1997, tiền lãi từ hoạt động đầu tư luôn có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng lại khác nhau. Lý do là số tiền đầu tư của từng năm khác nhau dựa vào những quy định của Chính phủ. Hàng năm, dựa vào kế hoạch của Chính phủ nhằm phục vụ nhu cầu về vốn của quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng phát triển mà quyết định số tiền đầu tư là bao nhiêu.

Từ những số liệu trên cho thấy, BHXH Việt Nam cần có những phương pháp đầu tư mới khoa học phù hợp với nền kinh tế phát triển hiện nay, phải tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm đầu tư quỹ của BHXH các nước khác.

* Những tồn tại chủ yếu trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH.

- Những quy định pháp lý về đầu tư tư quỹ BHXH chưa quy định chi tiết cho từng loại nguồn vốn đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Danh mục đầu tư chưa thể hiện được sự đa

dạng hoá, đặc biệt là danh mục đầu tư chứng khoán chưa được đề cập. Phần lớn vốn nhàn rỗi của quỹ đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro thấp.

- Các quy định pháp lý chưa quy định hạn mức đầu tư đối với từng danh mục cũng chưa có sự phân cấp cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư.

- Các quy định pháp lý chưa phân định rõ ràng các loại nguồn vốn đầu tư theo các chế độ BHXH để tạo đk cho BHXH Việt Nam có chính sách và chiến lược đầu tư phù hợp.

- Lãi suất đầu tư chỉ đảm bảo vấn đề bảo toàn vốn, không đạt được mục tiêu tăng trưởng : Hoạt động đầu tư quỹ chỉ mang tiền để ở những nơi an toàn và lãi suất thấp. Chưa phát huy được vai trò của một ngành kinh tế độc lập. Ví dụ: Nhà nước quy định quỹ chỉ được cho NSNN vay với lãi suất không kỳ hạn 0,3% tháng, hàng năm quỹ phải dành 40- 42% nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Những nguyên nhân này làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư.

- Lãi suất đầu tư chưa hình thành và vận động theo quy luật lãi suất của thị trường. - Chưa có bộ phận chuyên trách về đầu tư tài chính, hiện nay hoạt động đầu tư quỹ được giao cho Ban Kế hoạch – Tài chính thực hiện, chưa hình thành một bộ phận riêng để tầp trung vào nhiệm vụ đầu tư quỹ .

- Trình độ cán bộ còn yếu: Do mới thành lập và hoạt động đầu tư còn rất mới mẻ, trong khi đó BHXH Việt Nam chưa có đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đầu tư.

- Môi trường đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các công ty tài chính cũng như các ngân hàng thương mại đều thực hiện hoạt động cho vay và đầu tư rất có hiệu quả và chuyên nghiệp, đây chính là những đối thủ cạnh tranh rất lớn. Mặt khác, lượng vốn nhàn rỗi của BHXH Việt Nam cho vay theo chỉ thị của Chính phủ còn khá cao trong khi Nhà nước lại chưa thực sự có những ưu đãi cho BHXH trong việc ưu tiên công bố kế hoạch đầu tư phát triển ngành, vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w