Sử dụng vốn đầu tư từ quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 28 - 32)

III. VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ QUỸ BHXH

5. Sử dụng vốn đầu tư từ quỹ BHXH

5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư từ quỹ BHXH

Nhà đầu tư xem xét 5 yếu tố trọng điểm sau để làm căn cứ ra quyết định đầu tư: - Của cải: là lượng tài sản có được để đem đi đầu tư và đây là yếu tố quan trọng thể hiện tiềm lực của nhà đầu tư. Đối với BHXH, lượng tài sản này chính là nguồn quỹ tạm thời nhàn rỗi. Thông thường, ở hầu hết các nước, khoản tiền này sẽ được đầu tư vào một danh mục cụ thể theo quy định của pháp luật mỗi nước, tuy nhiên tỷ lệ đầu tư vào các loại hình này lại phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực của nguồn vốn đầu tư. Khi nguồn vốn này tăng lên thì có thể lựa chọn vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau, trong đó có thể sử dụng một lượng vốn nhất định để tham gia vào các lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro khá lớn; theo tiêu chuẩn này thì tỉ lệ vốn đầu tư vào các loại chứng khoán sẽ tăng cao hơn so với đầu tư vào tiền gửi ngân hàng. Khi lượng tiền trong két tăng lên đến một mức nào đó thì nó có thể đầu tư để kiếm lời, nếu lãi suất tăng lên thì số tiền mặt được gửi để tiến hành giao dịch sẽ giảm xuống.

- Lợi suất kỳ vọng: Là hiệu suất sinh lời mà nhà đầu tư mong muốn và dự kiến có thể đạt được khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Trong cùng một môi trường đầu tư, Nhà đầu tư sẽ lựa chọn tài sản nào có lợi suất kỳ vọng cao hơn. Đối với BHXH thì tiêu chuẩn này hết sức quan trọng, đặc biệt đối với nghiệp vụ dài hạn với yêu cầu đầu tư phải đạt được lãi suất nhất định. BHXH chỉ có thể đầu tư vào loại tài sản có hiệu suất sinh lời cao nhất khi các yếu tố khác tương tự nhau.

- Mức độ rủi ro: Rủi ro thường tương quan với lợi suất kỳ vọng, vì thế để đảm bảo nguyên tắc “an toàn”, BHXH sẽ phải lựa chọn tài sản có mức độ rủi ro thấp chứ không thể ưu tiên loại tài sản có lợi suất kỳ vọng cao.

- Tính thanh khoản:Tính thanh khoảnlà khả năng chuyển đổi các loại tài sản đầu tư thành tiền, nó sẽ giúp cho cơ quan BHXH ổn định chi tiêu và rút vốn trong các trường hợp cần thiết. Tính thanh khoản của các tài sản là khác nhau, tiền mặt có tính thanh khoản cao

nhất, sau đó đến trái phiếu, các loại cổ phiếu,…Khi các yếu tố khác không thay đổi, tính thanh khoản của một tài sản này cao hơn so với tài sản kia, dẫn tới lượng cầu về tài sản đó tăng.

- Chi phí thông tin: BHXH sẽ phải giảm chi phí cho việc đánh giá TSCĐ. Những tài sản có chi phí thông tin ít như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các tổ chức tín dụng mạnh. Ngược lại, cổ phiếu và trái phiếu công ty, khoản cho vay cho các tổ chức hoặc cá nhân vay đòi hỏi chi phí thông tin lớn.

Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng tiêu chuẩn lựa chọn tài sản đầu tư

Các yếu tố Lượng cầu

về tài sản

Lý do

Của cải Tăng Nhà đầu tư có nhiều tiềm lực hơn để lựa chọn Lợi suất kỳ vọng tài sản so với lợi

suất mong đợi của tài sản khác. Tăng

Nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn

Rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi

của tài sản Giảm Nhà đầu tư không ưa rủi ro

Tính thanh khoản Tăng Tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt để ổn định chi tiêu Chi phí thông tin Giảm Nhà đầu tư mất nhiều tiền để thu lượm,phân tích lợi tức trên tài sản

5.2. Phương pháp trích lập nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH * Đặc trưng của nguồn vốn đầu tư (NVĐT)

- Là khoản tạm thời nhàn rỗi nhằm thực hiện nhiệm vụ của BHXH đối với người lao động chứ không phải là nguồn vốn kinh doanh.

- Quy mô của NVĐT trong quỹ BHXH phụ thuộc vào số người tham gia BHXH, số người hưởng trợ cấp BHXH và chính sách thu - chi quỹ bh

- Tỷ trọng vốn đầu tư chiếm trong tổng thể nguồn vốn của quỹ BHXH càng lớn thì khả năng tài chính của quỹ càng vững mạnh.

- Nguồn vốn đầu tư trong quỹ BHXH là số tồn tích qua thời gian dài, đây là số vốn thực trong quỹ, điều này khác với nguồn vốn ngân sách.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi và phù hợp với đặc trưng của nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH thường chia ra làm NVĐT ngắn hạn và NVĐT dài hạn.

NVĐT ngắn hạn = Tổng thu quỹ BHXH - Tổng giá trị các khoản chi trả

ngắn hạn trong tháng BHXH ngắn hạn trong tháng NVĐT dài hạn = Tổng thu quỹ BHXH - Tổng giá trị các khoản chi trả

dài hạn trong tháng BHXH dài hạn trong tháng

5.3. Danh mục tài sản đầu tư

Thông thường, danh mục tài sản đầu tư quỹ BHXH ở các nước bao gồm:

5.3.1. Cổ phiếu

- Lợi thế:

+ Mang lại thu nhập dưới dạng cổ tức có thể tái đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận. + Có khả năng tăng vốn trong dài hạn và cho phép người đầu tư chống lạm phát. + Không chụi ảnh hưởng của thuế vì cổ tức được miễn thuế.

+ Có tính lỏng cao - Bất lợi

+ Sự bất ổn về giá cổ phiếu làm cho việc đầu tư vào lĩnh vực này là rất mạo hiểm, nên đầu tư vào cổ phiếu không phải là giải pháp tối ưu đối với nguồn quỹ BHXH.

+ Thu nhập của cổ phiếu không chắc chắn, nó không đảm bảo nguyên tắc: “an toàn”khi đầu tư quỹ BHXH.

+ Chi phí về thông tin cao.

+ Ngoài ra còn một số nguy cơ: lạm phát, rủi ro về kinh tế vĩ mô, rủi ro về chính trị - xã hội.

Chính vì vậy đầu tư vốn của BHXH vào cổ phiếu luôn bị pháp luật khống chế bằng một tỉ lệ hạn chế trên tổng số vốn đem đầu tư

5.3.2. Trái phiếu

- Lợi thế

+ Thu nhập thường xuyên cao và đảm bảo, đặc biệt là các trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn.

+ An toàn vốn cao vì trái phiếu trên thị trường thường do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có uy tín phát hành.

+ Giá trái phiếu biến động và chụi sự tác động rất lớn của lãi suất, làm cho việc đầu tư vốn nhàn rỗi ngắn hạn gặp nhiều khó khăn.

+ Thu nhập từ trái phiếu không tránh khỏi thuế thu nhập, vì đối với người đi vay việc trả trái tức được tính vào chi phí sử dụng vốn và chưa nộp thế thu nhập.

+ Không chống được lạm phát, khi nền kinh tế lạm phát cao không theo dự kiến thì đầu tư vào trái phiếu là bất lợi vì lãi suất thực âm.

Như vậy, với nguồn vốn dài hạn thì trái phiếu là tài sản đầu tư phù hợp nhất đối với BHXH.

5.3.3. Các chứng khoán trên thị trường tiền tệ

Các chứng khoán trên thị trường tiền tệ là những chứng khoán ngắn hạn bao gồm: Tín phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi, giấy chập nhận thanh toán của Ngân hàng, chứng thư thương mại, hợp đồng mua bán lại.

Nhìn chung, các chứng khoán này có đặc tính chung là tính thanh khoản cao, thời hạn ngắn và ít rủi ro. Đầu tư vốn ngắn hạn vào các tài sản này là thích hợp nhất.

5.3.4. Cho vay

Khi tiến hành cho vay, BHXH phải tuân thủ những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, việc cho vay phải được tiến hành theo hình thức “cho vay thế chấp”. Với loại hình này, BHXH có thể thu được lãi suất cao,an toàn về vốn cao và thời hạn đầu tư dài. Tuy nhiên, khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại, những tổ chức cho vay chuyên nghiệp.

5.3.5. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Đây là hình thức đầu tư ngắn hạn và đơn giản nhất. Nếu BHXH lựa chọn các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín thì khả năng không trả nợ là rất khó xảy ra. Tuy nhiên BHXH cũng không tránh khỏi những rủi ro có tính hệ thống như: rủi ro lãi suất, lạm phát, thời hạn đầu tư ngắn…

5.3.6. Bất động sản

- Lợi thế

+ Thời hạn đầu tư dài phù hợp với nguồn vốn dài hạn

+ Có khả năng chống lạm phát, làm tăng vốn của quỹ BHXH - Bất lợi

+ Tính lỏng rất thấp, việc chuyển thành tiền mặt khá khó khăn vì sự lên xuống bất thường của giá cả.

+ Đây là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Giá cả của nó rất bất thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: biến động của nền kinh tế thị trường, chính trị, xã hội, đặc biệt là vấn đề tâm lý của người dân.

Như vậy, mỗi loại trong danh mục tài sản đầu tư đều có những lợi thế và bất lợi. Để có thể nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH thì BHXH Việt Nam cần phải đánh giá các loại tài sản đầu tư và xây dựng các chiến lược chính sách cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w